Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 72/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cùng các quy hoạch liên quan.

Đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực. Tỉnh hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông-lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn.

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2030 kinh tế có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD. Năng suất lao động tăng bình quân 6,5 - 7%/năm. Kinh tế số đóng góp khoảng 30% GRDP. Tỉnh phấn đấu tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP bình quân hằng năm trên 30%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hằng năm trên 12%; thu ngân sách tăng bình quân hằng năm trên 10%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hằng năm trên 15%; thu hút trên 15 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế và 7 triệu khách nội địa. Tỉnh thuộc nhóm tốt của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, chỉ số chuyển đổi số.

Tỉnh phấn đấu tốc độ tăng dân số bình quân trên 1,8%/năm. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 75 - 80%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; giải quyết việc làm mới tăng thêm mỗi năm 15.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. Tỉnh có trên 75% trường mầm non, trên 90% trường tiểu học, trên 85% trường trung học cơ sở và 60% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 60% cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy bơi cho học sinh. Tỷ lệ 16 bác sĩ/vạn dân, 48 giường bệnh/vạn dân, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế; duy trì tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 97%; tuổi thọ bình quân đạt trên 75 tuổi. 100% di tích đã xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; 100% di sản phi vật thể thuộc danh mục di sản phi vật thể quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị.

Quảng Nam phấn đấu 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 100% khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, 100% các cụm công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị được thu gom và xử lý đạt 100%, tại các điểm dân cư nông thôn đạt trên 90%; 100% chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý; 90% chất thải rắn nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. 100% các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, vườn quốc gia được đầu tư cho công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, phục hồi đa dạng sinh học và khai thác bền vững; 100% người dân ở vùng đệm được cải thiện sinh kế gắn với khu vực cần bảo vệ.

Tỉnh tập trung đầu tư Cảng hàng không Chu Lai đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F; Cảng biển Quảng Nam đạt tiêu chuẩn loại I tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT. 100% các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ và các trục giao thông quan trọng kết nối các khu chức năng, các vùng sản xuất tập trung được nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch; trên 60% trục đường chính trong các đô thị được đầu tư hoàn chỉnh. Giao thông đường thủy nội địa thông suốt đúng chuẩn tắc luồng, đặc biệt là các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Trường Giang, Cổ Cò, Thu Bồn, Vĩnh Điện; hình thành một số loại hình giao thông thông minh. Tỉnh có hạ tầng số hiện đại và dữ liệu số đồng bộ, hoàn chỉnh, mạng 4G/5G phủ sóng 100% các địa phương, tạo nền tảng để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. 100% các đường trục chính tại các phường, thị trấn được nâng cấp, mở rộng theo chuẩn đô thị tương ứng; kiên cố hoá 80% kênh mương các loại và công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn năng lượng tái tạo.

Tỉnh phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự và cơ sở vững mạnh toàn diện; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận lòng dân, thế trận khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc, phù hợp với sự phát triển của tình hình phòng thủ chung của đất nước. Tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới và mốc giới quốc gia; tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tỉnh có cơ cấu nền kinh tế hài hòa, hợp lý với tính tự chủ và năng lực cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các khu vực đô thị và nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường tốt. Chỉ số phát triển con người và thu nhập của người dân trong tỉnh ở mức cao, đời sống hạnh phúc; quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới trên đất liền, biển, đảo được giữ vững và đảm bảo trật tự an toàn xã hội…

Trần Tĩnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Sáng 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 2)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 2)

Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 1)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 1)

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Chiều 12/1, kết luận Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) trực tuyến 4 cấp với hơn 8.600 điểm cầu toàn quốc để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Ấm áp chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”

Ấm áp chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”

Ngày 11/1, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang phối hợp với huyện UBND Vị Xuyên tổ chức chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025 cho bà con nhân dân trên địa bàn các xã biên giới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết đồng bào, chiến sĩ tại huyện Cầu Ngang

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết đồng bào, chiến sĩ tại huyện Cầu Ngang

Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 11/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, chiến sĩ tại Đồn Biên phòng Mỹ Long, xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.