Đây là nhận định chung của các đại biểu tại “Hội nghị kết nối doanh nhân kiều bào đồng hành cùng sự phát triển của Thành phố” do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức ngày 6/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ, trước đây, những kiều bào là doanh nhân thành đạt ở nước ngoài muốn về Việt Nam đầu tư, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, một phần do cơ chế chính sách còn phức tạp, phần khác xuất phát từ việc thiếu thông tin, kiều bào không biết phải gặp ai, làm thủ tục gì để bắt đầu.
Thời gian gần đây, cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thủ tục hành chính, việc đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam của các kiều bào đã dễ dàng hơn rất nhiều. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển không ngừng, nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài ngày càng cao.
Tuy nhiên, việc vươn mình ra thế giới của các doanh nghiệp trong nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Những vấn đề như sự khác biệt ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường chính xác, không am hiểu văn hóa kinh doanh của người nước ngoài là những rào cản trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Theo ông Nguyễn Ngọc Mỹ, cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiện nay rất đông đảo, trong đó có nhiều doanh nhân thành đạt, có uy tín và mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác ở nước sở tại. Đây chính là những “thổ địa” có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thông tin thị trường, đầu mối hợp tác, văn hóa, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp nước sở tại. Vì vậy, nguồn lực của các doanh nhân kiều bào không chỉ là lượng kiều hối mà còn chính là mạng lưới thông tin cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong nước, nhu cầu mở rộng hợp tác, tìm kiếm thị trường ra nước ngoài hiện nay là rất lớn. Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố cũng sẽ triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư vào các thị trường Mỹ, Australia, Canada, Nhật, Hàn Quốc…nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mua máy móc thiết bị công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; tiếp cận với các phương pháp quản lý, vận hành bộ máy quản trị kinh doanh và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, theo ông Chu Tiến Dũng, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư hiện nay được tổ chức chung cho nhiều lĩnh vực khác nhau công nghiệp, nông nghiệp, kênh phân phối, du học, khởi nghiệp… kết hợp với tham quan, du lịch.
Vì vậy, số chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư có chất lượng và hiệu quả để đảm bảo sau chuyến đi sẽ có những hợp đồng được ký kết, dự án được triển khai còn rất ít. Các doanh nghiệp xúc tiến thương mại riêng lẻ cũng khó tìm kiếm được thông tin nhu cầu thị trường cho từng loại hàng hóa cụ thể.
Do đó, việc tăng cường kết nối giữa các doanh nhân kiều bào với cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ giúp xây dựng đầu mối thông tin đủ tin cậy, có thể thường xuyên trao đổi và hợp tác thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư một cách hiệu quả.
Để cụ thể hóa cho việc kết nối giữa các doanh nhân kiều bào và doanh nghiệp trong nước, tại hội nghị, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố và Hội Nữ Doanh nhân thành phố đã tiến hành kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ cung cấp thông tin hữu ích về các dự án đầu tư tiềm năng, thông tin kinh tế - thị trường, cập nhật các chủ trương, chính sách có liên quan. Từ đó hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm các khách hàng và đối tác phù hợp, nắm bắt được các cơ hội đầu tư cũng như chia sẻ thông tin tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Đây được xem là bước khởi đầu nhằm hiện thực hóa các giải pháp kết nối, hướng đến việc đẩy mạnh liên kết, đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua mạng lưới cơ sở, thông tin thị trường của các doanh nghiệp kiều bào./.
Các doanh nghiệp trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ, trước đây, những kiều bào là doanh nhân thành đạt ở nước ngoài muốn về Việt Nam đầu tư, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, một phần do cơ chế chính sách còn phức tạp, phần khác xuất phát từ việc thiếu thông tin, kiều bào không biết phải gặp ai, làm thủ tục gì để bắt đầu.
Thời gian gần đây, cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thủ tục hành chính, việc đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam của các kiều bào đã dễ dàng hơn rất nhiều. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển không ngừng, nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài ngày càng cao.
Tuy nhiên, việc vươn mình ra thế giới của các doanh nghiệp trong nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Những vấn đề như sự khác biệt ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường chính xác, không am hiểu văn hóa kinh doanh của người nước ngoài là những rào cản trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Hội nghị kết nối doanh nhân kiều bào đồng hành cùng sự phát triển của Thành phố. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Theo ông Nguyễn Ngọc Mỹ, cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiện nay rất đông đảo, trong đó có nhiều doanh nhân thành đạt, có uy tín và mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác ở nước sở tại. Đây chính là những “thổ địa” có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thông tin thị trường, đầu mối hợp tác, văn hóa, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp nước sở tại. Vì vậy, nguồn lực của các doanh nhân kiều bào không chỉ là lượng kiều hối mà còn chính là mạng lưới thông tin cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong nước, nhu cầu mở rộng hợp tác, tìm kiếm thị trường ra nước ngoài hiện nay là rất lớn. Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố cũng sẽ triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư vào các thị trường Mỹ, Australia, Canada, Nhật, Hàn Quốc…nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mua máy móc thiết bị công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; tiếp cận với các phương pháp quản lý, vận hành bộ máy quản trị kinh doanh và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Tuy nhiên, theo ông Chu Tiến Dũng, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư hiện nay được tổ chức chung cho nhiều lĩnh vực khác nhau công nghiệp, nông nghiệp, kênh phân phối, du học, khởi nghiệp… kết hợp với tham quan, du lịch.
Vì vậy, số chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư có chất lượng và hiệu quả để đảm bảo sau chuyến đi sẽ có những hợp đồng được ký kết, dự án được triển khai còn rất ít. Các doanh nghiệp xúc tiến thương mại riêng lẻ cũng khó tìm kiếm được thông tin nhu cầu thị trường cho từng loại hàng hóa cụ thể.
Do đó, việc tăng cường kết nối giữa các doanh nhân kiều bào với cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ giúp xây dựng đầu mối thông tin đủ tin cậy, có thể thường xuyên trao đổi và hợp tác thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư một cách hiệu quả.
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Để cụ thể hóa cho việc kết nối giữa các doanh nhân kiều bào và doanh nghiệp trong nước, tại hội nghị, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố và Hội Nữ Doanh nhân thành phố đã tiến hành kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ cung cấp thông tin hữu ích về các dự án đầu tư tiềm năng, thông tin kinh tế - thị trường, cập nhật các chủ trương, chính sách có liên quan. Từ đó hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm các khách hàng và đối tác phù hợp, nắm bắt được các cơ hội đầu tư cũng như chia sẻ thông tin tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Đây được xem là bước khởi đầu nhằm hiện thực hóa các giải pháp kết nối, hướng đến việc đẩy mạnh liên kết, đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua mạng lưới cơ sở, thông tin thị trường của các doanh nghiệp kiều bào./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN