Các chuyên gia về đào tạo nghề đến từ Cộng hòa Liên bang Đức cùng với đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho rằng việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một việc làm rất cần thiết, đặc biệt là những ngành nghề xanh, bảo vệ môi trường.
Tại buổi làm việc, Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam đã công bố hai bộ chương trình đào tạo nghề: Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà; Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí tại Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn đào tạo nghề của Cộng hòa Liên bang Đức.
Đây là hai bộ chương trình đào tạo nghề gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp. Từ đây, các sinh viên sau khi được đào tạo hai ngành nghề này, vừa có bằng nghề theo chuẩn Việt Nam, vừa có bằng nghề theo tiêu chuẩn Đức.
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi, hai bộ chương trình đào tạo nghề được thực hiện theo mô hình đào tạo kép hay đào tạo song hành. Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ cùng tham gia với nhà trường vào quá trình đào tạo sinh viên. Các sinh viên sẽ có 30% thời gian học tập lý thuyết tại trường, còn 70% thời gian còn lại sinh viên sẽ được thực hành tại các doanh nghiệp. Sinh viên sau khi kết thúc thời gian đào tạo là 3 năm, có thể trở thành lao động nghề trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm cho doanh nghiệp mà không cần phải đào tạo lại.
Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, ông Juergen Hartwig cho biết, Chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức, mà ở đây là hai bộ chương trình đào tạo nghề: Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà; Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí được xây dựng dựa trên nhu cầu của khối doanh nghiệp Việt Nam, được điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam. Chương trình này được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia, đảm bảo có sự tham gia của các doanh nghiệp chương trình mới đạt hiệu quả cao.
Theo ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức rất nổi bật, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Chương trình này bắt đầu xây dựng từ chuẩn đầu ra. Do vậy, để phát triển chương trình này buộc phải gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Đây là điều mà Việt Nam đang hướng tới và muốn học hỏi từ chính những chương trình, dự án.
Ông Vũ Xuân Hùng hy vọng, mô hình đào tạo sẽ tiếp tục được lan tỏa ra các trường đào tạo nghề khác ở trong nước để mở rộng chương trình đào tạo các nghề chất lượng cao, tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lê Xuân - TTXVN |
Tại buổi làm việc, Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam đã công bố hai bộ chương trình đào tạo nghề: Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà; Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí tại Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn đào tạo nghề của Cộng hòa Liên bang Đức.
Đây là hai bộ chương trình đào tạo nghề gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp. Từ đây, các sinh viên sau khi được đào tạo hai ngành nghề này, vừa có bằng nghề theo chuẩn Việt Nam, vừa có bằng nghề theo tiêu chuẩn Đức.
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi, hai bộ chương trình đào tạo nghề được thực hiện theo mô hình đào tạo kép hay đào tạo song hành. Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ cùng tham gia với nhà trường vào quá trình đào tạo sinh viên. Các sinh viên sẽ có 30% thời gian học tập lý thuyết tại trường, còn 70% thời gian còn lại sinh viên sẽ được thực hành tại các doanh nghiệp. Sinh viên sau khi kết thúc thời gian đào tạo là 3 năm, có thể trở thành lao động nghề trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm cho doanh nghiệp mà không cần phải đào tạo lại.
Công bố hai bộ chương trình đào tạo nghề của trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn đào tạo nghề của Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: Lê Xuân - TTXVN |
Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, ông Juergen Hartwig cho biết, Chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức, mà ở đây là hai bộ chương trình đào tạo nghề: Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà; Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí được xây dựng dựa trên nhu cầu của khối doanh nghiệp Việt Nam, được điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam. Chương trình này được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia, đảm bảo có sự tham gia của các doanh nghiệp chương trình mới đạt hiệu quả cao.
Theo ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức rất nổi bật, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Chương trình này bắt đầu xây dựng từ chuẩn đầu ra. Do vậy, để phát triển chương trình này buộc phải gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Đây là điều mà Việt Nam đang hướng tới và muốn học hỏi từ chính những chương trình, dự án.
Ký kết bản ghi nhớ giữa các đơn vị về chương trình đào tạo nghề. Ảnh: Lê Xuân - TTXVN |
Ông Vũ Xuân Hùng hy vọng, mô hình đào tạo sẽ tiếp tục được lan tỏa ra các trường đào tạo nghề khác ở trong nước để mở rộng chương trình đào tạo các nghề chất lượng cao, tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.
Lê Xuân
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN