Long đong con đường khởi nghiệp
Với dáng vóc khỏe khoắn, khuôn mặt cương nghị có phần khắc khổ, ông Nguyễn Kim Luông, cựu chiến binh của Trung đoàn 429, Sư đoàn 302, Quân khu 7 (hội viên Chi hội cựu chiến binh Phường 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) có bề ngoài giống một kỹ thuật viên hơn là ông chủ của một doanh nghiệp có mấy chục công nhân. Nghe lời nhận xét đó, ông Kim Luông bật cười và nói: “Tôi đúng là dân kỹ thuật mà. Từ một người thợ, người làm thuê mà ra nên nói tôi là thợ thì đúng hơn”.
Năm 1988, ông Luông xuất ngũ ở tuổi 24. Bỏ lại những kỷ niệm tuổi trẻ oanh liệt khi làm nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia, chàng trai gốc Kim Động (Hưng Yên) lựa chọn công việc làm thợ tẩy, hấp, giặt vải công nghiệp làm nghề kiếm sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 2-3 năm làm thuê cho một số xưởng, ông đã tích cóp được một chút kiến thức để quyết định mở xưởng lập nghiệp bằng nghề tẩy, hấp, xử lý nguyên liệu vải.
Thêm 6 năm long đong lập nghiệp, hết mở xưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh lại tới Hà Nội với biết bao khó khăn, vất vả thậm chí trắng tay vì thất bại trong nghề, đến năm 2000, ông Kim Luông trở về Thành phố Hồ Chí Minh cùng người vợ trẻ gốc Nam Định và những kinh nghiệm xử lý vải nguyên liệu để “lập nghiệp”.
Trở về Thành phố Hồ Chí Minh, ông Luông bắt đầu lại từ đầu. Lại những ngày vất vả đi tìm đất đặt xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc, đầu tư xử lý các yêu cầu liên quan đến vấn đề môi trường nơi đặt xưởng, tìm kiếm mối hàng, bạn hàng. Những năm đầu thế kỷ 21 cũng là thời điểm nở rộ của ngành may mặc giúp ông có được nhiều cơ hội làm ăn nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật ngày càng chặt chẽ hơn.
Với sự đồng hành hỗ trợ của vợ, ông Luông đã vượt qua được những thử thách để đến hôm nay, Công ty TNHH Thương mại vải Trung Kiên của ông đã tìm được chỗ đứng và uy tín trong lĩnh vực xử lý, cung cấp nguyên liệu vải cho các doanh nghiệp may mặc.
Ông Luông chia sẻ: “Các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn như châu Âu, Mỹ ngày càng đòi hỏi cao hơn về xuất xứ nguyên liệu, chất lượng vải nên hiện nay hàng của chúng tôi xuất ra cho các doanh nghiệp may mặc đều là hàng mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng sợi vải, màu sắc phải đáp ứng được đúng các tiêu chuẩn khách hàng đặt ra. Điều đó khiến công ty phải liên tục nghiên cứu, cải tiến cách thức xử lý vải cho phù hợp”.
Với 40 công nhân, trong đó có 6 người là bộ đội xuất ngũ, con em cựu chiến binh, hàng ngày, công ty của ông Luông cung cấp cho đối tác khoảng 15.000-20.000m vải sau xử lý để làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp may mặc sử dụng cho các mặt hàng may mặc bảo hộ, hàng thời trang trong nước và xuất khẩu. Công việc ổn định, công nhân của ông luôn yên tâm về nguồn thu nhập, được đảm bảo quyền và lợi ích theo đúng quy định của pháp luật.
Tận tâm thực hiện ước nguyện của đồng đội
Trong thời gian tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, ông Luông nhiều lần tiễn đưa đồng đội đã hy sinh trở về những nghĩa trang của các địa phương dọc biên giới Việt Nam. Dẫu chưa một lần tâm sự với nhau nhưng với người còn sống, ai cũng hiểu, những đồng đội đã ngã xuống luôn mong muốn được trở về với quê hương, với gia đình.
Những năm tháng bôn ba bươn chải trong cuộc sống đã cho ông Luông nhiều cơ hội gặp lại bạn bè đồng ngũ, thăm hỏi về những đồng đội đã hy sinh và nhận ra rằng, vì nhiều lý do mà còn rất nhiều anh em, đồng đội cùng đơn vị vẫn chưa được trở về với quê hương. Và từ khi đó, ông tự nhủ sẽ phải làm hết sức để giúp những liệt sỹ, đồng đội của mình được trở về với gia đình, quê hương.
Ngay từ khi còn khó khăn khi trở lại lập nghiệp ở Thành phố, ông Luông và một số người bạn đã chủ động dành thời gian hỗ trợ cho thân nhân các liệt sỹ cùng đơn vị tìm kiếm nghĩa trang của đồng đội, tìm hiểu các quy định của pháp luật để tư vấn, giúp đỡ những gia đình muốn đưa các liệt sỹ trở về quê hương.
Từ những năm 2008-2009, ông thường xuyên phải giao công việc công ty lại cho vợ để cùng các thân nhân liệt sỹ tìm kiếm, làm thủ tục cất bốc và đưa đồng đội trở về quê hương ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh…
Năm 2014, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 429 quyết định đảm nhiệm hoạt động hỗ trợ đưa các liệt sỹ đồng đội cùng Trung đoàn trở về quê hương, trong đó tập trung vào các liệt sỹ quê ở ngoài Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa...
Kể từ đó, công việc đầy ý nghĩa mà ông Luông và các đồng đội đã làm từ nhiều năm trước đã trở thành một hoạt động mang tính tập thể và có quy mô, tầm vóc lớn hơn trước rất nhiều.
Để hỗ trợ các gia đình liệt sỹ, ông Luông cùng các đồng đội trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 phải chia thành các tổ đến các nghĩa trang, tìm kiếm mộ liệt sỹ, kiểm tra, rà soát các thông tin giữa mộ liệt sỹ và hồ sơ; giải quyết các vấn đề phát sinh như chỉnh sửa tên, quê quán… Sau đó tổng hợp, lên kế hoạch cụ thể chương trình cất bốc, đón tiếp gia đình thân nhân liệt sỹ; chuẩn bị nhân lực, tài chính, xe cộ cho lễ cất bốc và chuyến đi dài ngày đưa các liệt sỹ trở về quê hương…
Đánh giá về người đồng đội nhiệt thành, anh Đèo Anh Tiến, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu chiến binh, cựu quân nhân làm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Đoàn công tác di dời hài cốt liệt sỹ về quê nhà đợt năm 2018 của Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 429 cho biết: “Đồng chí Luông là một trong những tấm gương về tinh thần đồng đội cao cả của các cựu chiến binh Trung đoàn 429. Đã từ nhiều năm qua, dù là một người kinh doanh bận rộn nhưng đồng chí Luông luôn là một trong những hạt nhân chủ chốt, nhiệt tình nhất của Ban liên lạc 429 trong công tác hỗ trợ đưa hài cốt liệt sỹ đồng đội trở về quê hương”.
Từ năm 2014 đến nay, sau 3 lần tổ chức triển khai công tác hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đưa đồng đội về quê hương, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 429 đã đưa được 68 liệt sỹ đồng đội trở về bên cạnh gia đình ở quê hương các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam…
Bên cạnh chăm lo công việc kinh doanh, ông Nguyễn Kim Luông còn làm tốt các hoạt động xã hội ở địa phương, tham gia các phong trào của cựu chiến binh nơi cư trú, tích cực đóng góp vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng ở địa phương và tiếp tục cùng đồng đội triển khai hoạt động hỗ trợ đưa các liệt sỹ đồng đội trong Trung đoàn 429 trở về với gia đình.
Ông Luông tâm sự: “Là những người lính đã kinh qua lửa đạn, hơn ai hết, tôi và đồng đội hiểu rõ giá trị của cuộc sống để nỗ lực phấn đấu sống tốt, sống đẹp, sống xứng đáng với danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ”./.
Với dáng vóc khỏe khoắn, khuôn mặt cương nghị có phần khắc khổ, ông Nguyễn Kim Luông, cựu chiến binh của Trung đoàn 429, Sư đoàn 302, Quân khu 7 (hội viên Chi hội cựu chiến binh Phường 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) có bề ngoài giống một kỹ thuật viên hơn là ông chủ của một doanh nghiệp có mấy chục công nhân. Nghe lời nhận xét đó, ông Kim Luông bật cười và nói: “Tôi đúng là dân kỹ thuật mà. Từ một người thợ, người làm thuê mà ra nên nói tôi là thợ thì đúng hơn”.
Anh Nguyễn Kim Luông (ngoài cùng bên phải) cất bốc hài cốt liệt sỹ đồng đội để chuyển về quê hương. Ảnh: TTXVN phát |
Năm 1988, ông Luông xuất ngũ ở tuổi 24. Bỏ lại những kỷ niệm tuổi trẻ oanh liệt khi làm nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia, chàng trai gốc Kim Động (Hưng Yên) lựa chọn công việc làm thợ tẩy, hấp, giặt vải công nghiệp làm nghề kiếm sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 2-3 năm làm thuê cho một số xưởng, ông đã tích cóp được một chút kiến thức để quyết định mở xưởng lập nghiệp bằng nghề tẩy, hấp, xử lý nguyên liệu vải.
Thêm 6 năm long đong lập nghiệp, hết mở xưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh lại tới Hà Nội với biết bao khó khăn, vất vả thậm chí trắng tay vì thất bại trong nghề, đến năm 2000, ông Kim Luông trở về Thành phố Hồ Chí Minh cùng người vợ trẻ gốc Nam Định và những kinh nghiệm xử lý vải nguyên liệu để “lập nghiệp”.
Trở về Thành phố Hồ Chí Minh, ông Luông bắt đầu lại từ đầu. Lại những ngày vất vả đi tìm đất đặt xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc, đầu tư xử lý các yêu cầu liên quan đến vấn đề môi trường nơi đặt xưởng, tìm kiếm mối hàng, bạn hàng. Những năm đầu thế kỷ 21 cũng là thời điểm nở rộ của ngành may mặc giúp ông có được nhiều cơ hội làm ăn nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật ngày càng chặt chẽ hơn.
Với sự đồng hành hỗ trợ của vợ, ông Luông đã vượt qua được những thử thách để đến hôm nay, Công ty TNHH Thương mại vải Trung Kiên của ông đã tìm được chỗ đứng và uy tín trong lĩnh vực xử lý, cung cấp nguyên liệu vải cho các doanh nghiệp may mặc.
Ông Luông chia sẻ: “Các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn như châu Âu, Mỹ ngày càng đòi hỏi cao hơn về xuất xứ nguyên liệu, chất lượng vải nên hiện nay hàng của chúng tôi xuất ra cho các doanh nghiệp may mặc đều là hàng mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng sợi vải, màu sắc phải đáp ứng được đúng các tiêu chuẩn khách hàng đặt ra. Điều đó khiến công ty phải liên tục nghiên cứu, cải tiến cách thức xử lý vải cho phù hợp”.
Với 40 công nhân, trong đó có 6 người là bộ đội xuất ngũ, con em cựu chiến binh, hàng ngày, công ty của ông Luông cung cấp cho đối tác khoảng 15.000-20.000m vải sau xử lý để làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp may mặc sử dụng cho các mặt hàng may mặc bảo hộ, hàng thời trang trong nước và xuất khẩu. Công việc ổn định, công nhân của ông luôn yên tâm về nguồn thu nhập, được đảm bảo quyền và lợi ích theo đúng quy định của pháp luật.
Tận tâm thực hiện ước nguyện của đồng đội
Trong thời gian tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, ông Luông nhiều lần tiễn đưa đồng đội đã hy sinh trở về những nghĩa trang của các địa phương dọc biên giới Việt Nam. Dẫu chưa một lần tâm sự với nhau nhưng với người còn sống, ai cũng hiểu, những đồng đội đã ngã xuống luôn mong muốn được trở về với quê hương, với gia đình.
Anh Nguyễn Kim Luông kiểm tra chất lượng vải sau xử lý thành nguyên liệu may mặc. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
Ngay từ khi còn khó khăn khi trở lại lập nghiệp ở Thành phố, ông Luông và một số người bạn đã chủ động dành thời gian hỗ trợ cho thân nhân các liệt sỹ cùng đơn vị tìm kiếm nghĩa trang của đồng đội, tìm hiểu các quy định của pháp luật để tư vấn, giúp đỡ những gia đình muốn đưa các liệt sỹ trở về quê hương.
Từ những năm 2008-2009, ông thường xuyên phải giao công việc công ty lại cho vợ để cùng các thân nhân liệt sỹ tìm kiếm, làm thủ tục cất bốc và đưa đồng đội trở về quê hương ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh…
Năm 2014, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 429 quyết định đảm nhiệm hoạt động hỗ trợ đưa các liệt sỹ đồng đội cùng Trung đoàn trở về quê hương, trong đó tập trung vào các liệt sỹ quê ở ngoài Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa...
Kể từ đó, công việc đầy ý nghĩa mà ông Luông và các đồng đội đã làm từ nhiều năm trước đã trở thành một hoạt động mang tính tập thể và có quy mô, tầm vóc lớn hơn trước rất nhiều.
Để hỗ trợ các gia đình liệt sỹ, ông Luông cùng các đồng đội trong Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 429 phải chia thành các tổ đến các nghĩa trang, tìm kiếm mộ liệt sỹ, kiểm tra, rà soát các thông tin giữa mộ liệt sỹ và hồ sơ; giải quyết các vấn đề phát sinh như chỉnh sửa tên, quê quán… Sau đó tổng hợp, lên kế hoạch cụ thể chương trình cất bốc, đón tiếp gia đình thân nhân liệt sỹ; chuẩn bị nhân lực, tài chính, xe cộ cho lễ cất bốc và chuyến đi dài ngày đưa các liệt sỹ trở về quê hương…
Đánh giá về người đồng đội nhiệt thành, anh Đèo Anh Tiến, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu chiến binh, cựu quân nhân làm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Đoàn công tác di dời hài cốt liệt sỹ về quê nhà đợt năm 2018 của Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 429 cho biết: “Đồng chí Luông là một trong những tấm gương về tinh thần đồng đội cao cả của các cựu chiến binh Trung đoàn 429. Đã từ nhiều năm qua, dù là một người kinh doanh bận rộn nhưng đồng chí Luông luôn là một trong những hạt nhân chủ chốt, nhiệt tình nhất của Ban liên lạc 429 trong công tác hỗ trợ đưa hài cốt liệt sỹ đồng đội trở về quê hương”.
Từ năm 2014 đến nay, sau 3 lần tổ chức triển khai công tác hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đưa đồng đội về quê hương, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 429 đã đưa được 68 liệt sỹ đồng đội trở về bên cạnh gia đình ở quê hương các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam…
Bên cạnh chăm lo công việc kinh doanh, ông Nguyễn Kim Luông còn làm tốt các hoạt động xã hội ở địa phương, tham gia các phong trào của cựu chiến binh nơi cư trú, tích cực đóng góp vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng ở địa phương và tiếp tục cùng đồng đội triển khai hoạt động hỗ trợ đưa các liệt sỹ đồng đội trong Trung đoàn 429 trở về với gia đình.
Ông Luông tâm sự: “Là những người lính đã kinh qua lửa đạn, hơn ai hết, tôi và đồng đội hiểu rõ giá trị của cuộc sống để nỗ lực phấn đấu sống tốt, sống đẹp, sống xứng đáng với danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ”./.
Xuân Khu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN