Bài 1: “Hét giá” từng ngày
Tranh thủ sự sôi động phân khúc đất nền, nhiều “cò đất” lập các trung tâm môi giới nhà đất để giao dịch. Người dân thực sự có nhu cầu mua đất như lạc vào “mê hồn trận”, nhất là khi giá đất liên tục bị các “cò đất” “thổi” lên hàng ngày.
* Môi giới mọc lên như nấm
Trên nhiều tuyến đường liên phường, chạy qua nhiều khu đất trống tại địa bàn ngoại thành như huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 9… là cảnh các biển rao bán nhà đất “đua nhau” mọc lên như nấm. Cò đất tận dụng ngay cả quán cà phê, quán ăn sáng, nhà ở gia đình để trưng biển hiệu “Trung tâm nhà đất”, “Sàn giao dịch bất động sản”, “Văn phòng ký gửi nhà đất”… Thậm chí, một số đơn vị còn đưa cả nhân viên phát tờ rơi giữa các giao lộ, hay căng bạt đặt bàn ghế giao dịch ngay tại khu đất trống.
Tại khu vực huyện Hóc Môn, nơi được xem là đang “sốt” giá nhà đất, dọc các con đường như Nguyễn Ảnh Thủ (giáp ranh quận 12), Trịnh Thị Miếng, Đặng Thúc Vịnh, Phạm Thị Giây… cứ một đoạn ngắn lại xuất hiện bảng quảng cáo mua bán nhà đất. “Ăn” theo trục đường lớn có nhiều khu dân cư hiện hữu và nhiều khu đất trống thuộc đất nông nghiệp, nhiều cò đất, đầu nậu đã tự vẽ lên dự án cái gọi là “khu dân cư mới” với các cam kết ra sổ, giấy phép xây dựng riêng.
Khu vực đường Gò Cát, quận 9 có nhiều dự án khu dân cư được “vẽ lên” như “Gò Cát”, “Cảng Phú Hữu”, “Việt Phát – Phú Hữu”, “Việt Nhân”... Trên đường này, cứ khoảng 20 m lại có một trung tâm mối giới nhà đất, rao bán đất nền như Công ty Địa ốc Sài Gòn An Ninh rao bán đất nền phường Phú Hữu diện tích từ 50 – 100 m2 với giá từ 19 – 29 triệu đồng/m2. Sàn giao dịch bất động sản Nga Hoàng rao bán đất nền quận 9 “vị trí đẹp, độc quyền, hỗ trợ pháp lý đầy đủ”. Sàn giao dịch bất động sản Mê Kông rao bán “Khu dân cư mới Gò Cát”. Sàn giao dịch bất động sản Việt Phát rao bán “Khu dân cư Việt Phát – Phú Hữu” với giá 2,2 tỷ đồng/nền..
Chị Nguyễn Thanh Huyền, ngụ tại phường Phú Hữu, quận 9 cho hay, chị đang tìm mua đất cho người em đang ở Ninh Bình chuẩn bị vào thành phố làm việc. Rảo quanh trục đường Gò Cát, chị bị “hoa mắt” bởi các biển hiệu mua bán nhà đất. Khi vào trung tâm này thì báo giá một kiểu còn vào trung tâm nọ lại được thông báo giá khác, không biết thực hư, lẫn lộn thế nào.
Trong cơn “sốt ảo” này, người dân có nhu cầu mua nhà thực sự gặp nhiều khó khăn. Anh Lê Ngọc Cẩn, người dân sống tại ấp Đông, xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) cho biết, cách đây một năm, nếu có từ 800 – 900 triệu đồng có thể mua được mảnh đất đầy đủ giấy tờ để xây nhà tại huyện Hóc Môn thì nay, với số tiền đó không thể mua nổi, nếu mua thì cũng chỉ mua được đất đứng chung sổ mà thôi.
* Tăng “nóng” từng ngày
Một cò đất chuyên dẫn mối kiếm “hoa hồng” tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho biết, thời gian gần đây giá đất lên rất cao, bất động sản có giấy tờ hợp lệ hầu như không còn giá dưới 1 tỷ đồng, do thành phố siết chặt việc tách thửa tại các huyện vùng ven. Những bất động sản có giấy tờ riêng không nhiều nên giới đầu tư nhỏ lẻ gần đây tranh nhau “săn sổ hồng”, nghĩa là cứ hộ nào ra sổ, có nhu cầu bán đều được gom hết và sau đó sẽ bán lại giá cao gấp từ 30 – 40% cho người mua sau.
Tương tự, hiện các căn nhà có “sổ hồng” tại xã Thới Tam Thôn cũng được “hét” giá rất cao. Một căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 40 m2, hẻm vào rộng 2 – 3m, được đẩy giá lên từ 1,2 – 1,4 tỷ đồng, tùy vào tình trạng nhà. Phần lớn những căn này chỉ có giá dưới 1 tỷ đồng vào năm 2016, nhưng sau đó được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá bị “dội” lên. Thậm chí, có người vừa mua xong đã ký gửi lại các trung tâm mua bán nhà đất với giá chênh lệch 200 triệu đồng.
Tại quận 12, cuối năm 2016, một căn nhà có diện tích 32 m2 tại khu phố 5, phường Tân Chánh Hiệp được “cò đất” thu gom với giá hơn 700 triệu đồng. Trong tháng 1/2017, sau khi sơn sửa, căn nhà đã được bán lại với giá hơn 1,1 tỷ đồng. Anh Nguyễn Lê Phong (quê Phú Yên, làm việc tại quận 3) cho hay, nhờ gia đình hỗ trợ và vay mượn bạn bè, anh có được 1,2 tỷ đồng đang tính mua đất khu vực đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12 với diện tích 50 m2. Do đang kiểm tra thông tin pháp lý, quy hoạch lộ giới nên 3 tuần sau anh quay lại đặt mua thì chủ nhà thông báo, giá bán tăng lên 1,4 tỷ đồng.
Trong vai người có nhu cầu mua đất, chúng tôi được chị Vũ Thị Hồng Duyên (nhân viên tư vấn Công ty bất động sản V.H) cho biết, công ty đang mở bán khu đất ở đường Tân Hòa 2 (phường Hiệp Phú, quận 9) với giá hiện tại là 34,5 triệu đồng/m2, nhưng sang tuần dự báo sẽ tăng lên 40 triệu đồng/m2 nếu không đặt cọc sớm. Nguyên nhân là do Công ty V.H hoàn thành thủ tục mua sang tên khu đất này từ một công ty khác, nên giá bán được nâng lên, thậm chí công ty cũng không có nhu cầu bán gấp vì cho rằng giá còn tiếp tục lên cao.
Không chỉ bán đất nền thổ cư đã phân lô, Công ty V.H mua gom những mảnh đất của người dân gần các dự án lớn để kinh doanh. Đơn cử như mảnh đất gần đường số 30 (phường Linh Đông, Thủ Đức), diện tích 154 m2, được sử dụng 80 m2 đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp cũng được rao bán. Mảnh đất này được công ty mua lại của người dân và dù “đang làm thủ tục chuyển nhượng, sang tên” nhưng đã được rao bán với giá 30 triệu đồng/ m2.
Đánh giá về tình hình tổng thể cơn “sốt ảo” giá đất nền, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đối tượng là đất nền do hoạt động tách thửa, phân lô theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014; hoặc đất thổ vườn trong các khu dân cư nông thôn ở các quận ven và các huyện ngoại thành; thậm chí có cả trường hợp một số khu đất nông nghiệp cũng bị phân lô bán giấy tay trái pháp luật.
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng một năm qua, giá đất nền tăng trên dưới 30%, cá biệt có khu vực giá tăng đến trên dưới 70%. Điển hình, đất nền tại một số khu vực phân lô ở quận 9, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh đã lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2. Giá đất nền tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa (huyện Cần Giờ) có vị trí tốt lên đến 10 - 12 triệu đồng/m2. Giá đất nông nghiệp một số khu vực tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi tăng đến trên dưới 50% trong 4 tháng năm 2017; trong đó, đất nền mặt tiền Quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn và Củ Chi) lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2./.
Tranh thủ sự sôi động phân khúc đất nền, nhiều “cò đất” lập các trung tâm môi giới nhà đất để giao dịch. Người dân thực sự có nhu cầu mua đất như lạc vào “mê hồn trận”, nhất là khi giá đất liên tục bị các “cò đất” “thổi” lên hàng ngày.
* Môi giới mọc lên như nấm
Trên nhiều tuyến đường liên phường, chạy qua nhiều khu đất trống tại địa bàn ngoại thành như huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 9… là cảnh các biển rao bán nhà đất “đua nhau” mọc lên như nấm. Cò đất tận dụng ngay cả quán cà phê, quán ăn sáng, nhà ở gia đình để trưng biển hiệu “Trung tâm nhà đất”, “Sàn giao dịch bất động sản”, “Văn phòng ký gửi nhà đất”… Thậm chí, một số đơn vị còn đưa cả nhân viên phát tờ rơi giữa các giao lộ, hay căng bạt đặt bàn ghế giao dịch ngay tại khu đất trống.
Biển quảng cáo và tờ rơi ghi số điện thoại mua bán đất dán đầy trên cột điện tại khu vực huyện Hóc Môn. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Khu vực đường Gò Cát, quận 9 có nhiều dự án khu dân cư được “vẽ lên” như “Gò Cát”, “Cảng Phú Hữu”, “Việt Phát – Phú Hữu”, “Việt Nhân”... Trên đường này, cứ khoảng 20 m lại có một trung tâm mối giới nhà đất, rao bán đất nền như Công ty Địa ốc Sài Gòn An Ninh rao bán đất nền phường Phú Hữu diện tích từ 50 – 100 m2 với giá từ 19 – 29 triệu đồng/m2. Sàn giao dịch bất động sản Nga Hoàng rao bán đất nền quận 9 “vị trí đẹp, độc quyền, hỗ trợ pháp lý đầy đủ”. Sàn giao dịch bất động sản Mê Kông rao bán “Khu dân cư mới Gò Cát”. Sàn giao dịch bất động sản Việt Phát rao bán “Khu dân cư Việt Phát – Phú Hữu” với giá 2,2 tỷ đồng/nền..
Chị Nguyễn Thanh Huyền, ngụ tại phường Phú Hữu, quận 9 cho hay, chị đang tìm mua đất cho người em đang ở Ninh Bình chuẩn bị vào thành phố làm việc. Rảo quanh trục đường Gò Cát, chị bị “hoa mắt” bởi các biển hiệu mua bán nhà đất. Khi vào trung tâm này thì báo giá một kiểu còn vào trung tâm nọ lại được thông báo giá khác, không biết thực hư, lẫn lộn thế nào.
Trong cơn “sốt ảo” này, người dân có nhu cầu mua nhà thực sự gặp nhiều khó khăn. Anh Lê Ngọc Cẩn, người dân sống tại ấp Đông, xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) cho biết, cách đây một năm, nếu có từ 800 – 900 triệu đồng có thể mua được mảnh đất đầy đủ giấy tờ để xây nhà tại huyện Hóc Môn thì nay, với số tiền đó không thể mua nổi, nếu mua thì cũng chỉ mua được đất đứng chung sổ mà thôi.
* Tăng “nóng” từng ngày
Một cò đất chuyên dẫn mối kiếm “hoa hồng” tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho biết, thời gian gần đây giá đất lên rất cao, bất động sản có giấy tờ hợp lệ hầu như không còn giá dưới 1 tỷ đồng, do thành phố siết chặt việc tách thửa tại các huyện vùng ven. Những bất động sản có giấy tờ riêng không nhiều nên giới đầu tư nhỏ lẻ gần đây tranh nhau “săn sổ hồng”, nghĩa là cứ hộ nào ra sổ, có nhu cầu bán đều được gom hết và sau đó sẽ bán lại giá cao gấp từ 30 – 40% cho người mua sau.
Tương tự, hiện các căn nhà có “sổ hồng” tại xã Thới Tam Thôn cũng được “hét” giá rất cao. Một căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 40 m2, hẻm vào rộng 2 – 3m, được đẩy giá lên từ 1,2 – 1,4 tỷ đồng, tùy vào tình trạng nhà. Phần lớn những căn này chỉ có giá dưới 1 tỷ đồng vào năm 2016, nhưng sau đó được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá bị “dội” lên. Thậm chí, có người vừa mua xong đã ký gửi lại các trung tâm mua bán nhà đất với giá chênh lệch 200 triệu đồng.
Tại quận 12, cuối năm 2016, một căn nhà có diện tích 32 m2 tại khu phố 5, phường Tân Chánh Hiệp được “cò đất” thu gom với giá hơn 700 triệu đồng. Trong tháng 1/2017, sau khi sơn sửa, căn nhà đã được bán lại với giá hơn 1,1 tỷ đồng. Anh Nguyễn Lê Phong (quê Phú Yên, làm việc tại quận 3) cho hay, nhờ gia đình hỗ trợ và vay mượn bạn bè, anh có được 1,2 tỷ đồng đang tính mua đất khu vực đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12 với diện tích 50 m2. Do đang kiểm tra thông tin pháp lý, quy hoạch lộ giới nên 3 tuần sau anh quay lại đặt mua thì chủ nhà thông báo, giá bán tăng lên 1,4 tỷ đồng.
Biển quảng cáo và tờ rơi ghi số điện thoại mua bán đất dán đầy trên các cây xanh tại khu vực xã Vĩnh Lộc A, B - huyện Bình Chánh. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Không chỉ bán đất nền thổ cư đã phân lô, Công ty V.H mua gom những mảnh đất của người dân gần các dự án lớn để kinh doanh. Đơn cử như mảnh đất gần đường số 30 (phường Linh Đông, Thủ Đức), diện tích 154 m2, được sử dụng 80 m2 đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp cũng được rao bán. Mảnh đất này được công ty mua lại của người dân và dù “đang làm thủ tục chuyển nhượng, sang tên” nhưng đã được rao bán với giá 30 triệu đồng/ m2.
Đánh giá về tình hình tổng thể cơn “sốt ảo” giá đất nền, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đối tượng là đất nền do hoạt động tách thửa, phân lô theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014; hoặc đất thổ vườn trong các khu dân cư nông thôn ở các quận ven và các huyện ngoại thành; thậm chí có cả trường hợp một số khu đất nông nghiệp cũng bị phân lô bán giấy tay trái pháp luật.
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng một năm qua, giá đất nền tăng trên dưới 30%, cá biệt có khu vực giá tăng đến trên dưới 70%. Điển hình, đất nền tại một số khu vực phân lô ở quận 9, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh đã lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2. Giá đất nền tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa (huyện Cần Giờ) có vị trí tốt lên đến 10 - 12 triệu đồng/m2. Giá đất nông nghiệp một số khu vực tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi tăng đến trên dưới 50% trong 4 tháng năm 2017; trong đó, đất nền mặt tiền Quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn và Củ Chi) lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2./.
Đón xem bài 2: “Cầm đèn chạy trước ô tô”