Sốp Cộp chăm lo đời sống đồng bào dân tộc

Sốp Cộp là huyện nghèo vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, có 8 xã với 7 dân tộc anh em gồm Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường cùng sinh sống. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc ở huyện Sốp Cộp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Sop Cop cham lo doi song dong bao dan toc hinh anh 1Những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách về giảm nghèo như Chương trình 135, Chương trình 30a, bộ mặt huyện nghèo vùng cao, biên giới Sốp Cộp (Sơn La) đã có nhiều khởi sắc. Ảnh: Hữu Quyết

Thực hiện Chương trình 135, Chương trình 30a, Sốp Cộp đã tập trung đầu tư, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đồng bào phát triển các mô hình sản xuất, từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật để mang lại hiệu quả kinh tế cao; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất… Huyện còn huy động các nguồn lực xã hội xóa nhà dột nát cho nhiều hộ nghèo; lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Sop Cop cham lo doi song dong bao dan toc hinh anh 2Cán bộ nông nghiệp huyện Sốp Cộp (Sơn La) đi thực tế cơ sở, hướng dẫn đồng bào dân tộc ở xã Dồm Cang tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng dứa. Ảnh: Hữu Quyết

Ông Lò Văn Thanh ở xã Mường Và chia sẻ: “Được Đảng, Nhà nước hỗ trợ bò để nuôi, gia đình rất phấn khởi. Sau này, bò sinh trưởng đẻ thêm bê, gia đình bán bê sẽ có nguồn thu nhập và có tiền nuôi con ăn, học”.

Sop Cop cham lo doi song dong bao dan toc hinh anh 3Gia đình chị Lò Thị Lan, dân tộc Thái ở bản Phổng, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La) được Nhà nước hỗ trợ cây cam đường canh giống. Đến nay, 1 ha cam đường canh cho năng suất trên 10 tấn quả/năm, trừ chi phí thu lãi khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Hữu Quyết
Sop Cop cham lo doi song dong bao dan toc hinh anh 4Hỗ trợ đồng bào dân tộc ở xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La) chăn nuôi bò sinh sản theo hướng tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hữu Quyết

Theo ông Vũ Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sốp Cộp, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4 - 5%/năm.

Nguyễn Cường

Tin liên quan

Người dân vùng biên ở Sơn La thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi

Những năm qua, nhờ mạng lưới giao dịch được mở rộng, thủ tục hành chính tinh gọn dòng vốn tín dụng ưu đãi đã đến được với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Qua đó, nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, phát huy hiệu quả nguồn vốn, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Khởi sắc cuộc sống người dân vùng biên Sốp Cộp

Là huyện nghèo ở vùng biên của tỉnh Sơn La, những năm gần đây, Sốp Cộp đã và đang thay đổi từng ngày. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày được nâng lên. Cuộc sống vui tươi, ấm no hiện hữu trên các bản vùng cao.


Điểm tựa giúp đồng bào vùng biên Sơn La ổn định cuộc sống

Không chỉ chắc tay súng vững vàng bảo vệ chủ quyền biên giới, những người lính ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ Chỉ huy Bộ đôi Biên phòng tỉnh Sơn La) còn kiên trì bám dân, bám bản để giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Mối quan hệ khăng khít, bền chặt giữa Bộ đội Biên phòng và đồng bào vùng biên tại đây đã góp phần xây dựng Mường Lạn trở thành vùng biên mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị nơi phên dậu của Tổ quốc.


Chung sức xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới Sốp Cộp

Với mục tiêu mỗi năm có từ một đến hai công trình giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện biên giới.



Đề xuất