Chính giai đoạn đời sống còn khốn khó trước kia, rêu đá là món ăn cứu đói của bà con dân tộc Tày ở Hà Giang. Đến nay, khi kinh tế đã ổn định, người dân nơi đây tìm lại hương vị của món rêu đá và khiến nó trở thành đặc sản cùng vùng núi cao. Rêu đá cũng được coi là bí quyết để khỏe mạnh, trường sinh.
Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên ở đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. Nhiều già làng ở vùng này cũng không hề biết dân ở đây ăn rêu từ bao giờ, chỉ biết có một câu chuyện truyền miệng từ đời này nối đời khác rằng “thần rêu” sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.
Vào các dịp giỗ, Tết, cúng bái lễ lộc, người Tày Hà Giang đều làm món rêu đá. Và đến những dịp lễ cầu mùa, cầu lộc họ cũng cầu khấn cho “thần rêu” được sinh sôi nảy nở để người dân địa phương không phải chịu cảnh đói kém, mất mùa. Món rêu đá vì đó cũng đã đi sâu vào trong văn hóa, phong tục và lối sống ẩm thực của đồng bào Tày ở Hà Giang.
Người dân địa phương cũng quan niệm rằng khi gia đình có người mất thì người trong gia đình đó không được phép ăn món này. Bởi họ cho rằng, ăn rêu đồng nghĩa với việc những người còn sống ở trên cõi trần đang gặm nhấm dần mái tóc của người thân đã khuất.
Cũng bởi vì thường xuyên ăn các loại đồ rừng, rau quả sạch từ tự nhiên mà nhiều người dân địa phương dù đã tuổi cao nhưng vẫn khỏe mạnh, dẻo dai. Họ cho rằng bí quyết đó nằm ở việc họ thường xuyên ăn món rêu đá.
Đúng như tên gọi: rêu đá bọc lá chuối, món ăn kì lạ này phải được làm từ rêu, nhưng phải là rêu sạch, rêu mọc ở những mỏm đá nằm giữa dòng nước chảy của con sông, con suối. Sau khi hái rêu về, quy trình chuẩn bị rêu cũng rất công phu. Rêu rửa thật sạch, bỏ vào cối giã để làm sạch đất bám ở rễ. Sau đó lại phải rửa lại lần nữa. Quy trình này phải lặp đi lặp lại đến khi nào rêu không còn bám chút đất chút cát mới xong.
Sau khi làm sạch rêu, người dân sẽ chuyển đến công đoạn ngâm gạo nếp trong vòng 2-3 giờ và đem giã cho vỡ hạt. Thịt nạc cũng băm nhỏ, không xay vì sẽ mất độ ngọt của thịt. Sau đó, ướp thịt cùng với gia vị như sả, ớt, hạt mắc khén (hoặc tiêu). Tiếp đến là nêm gia vị vào nhân thịt rồi trộn đều với rêu đã giã.
Công đoạn cuối cùng là viên tròn to gói trong lá chuối và hấp, ngon nhất là hấp trên bếp than hồng, món rêu này sẽ đậm đà và quyện thêm mùi khói bếp của vùng dân tộc. Thời gian hấp khá lâu, khoảng 1 giờ để gia vị có thể đượm vào từng thớ thịt và rêu được chín đều.
Thưởng thức món rêu gói trong lá chuối ngon nhất là khi còn nóng hổi, bóc lớp lá chuối bên ngoài, hương thơm của rêu cùng các loại gia vị sẽ tỏa hương ngào ngạt. Khi thử một miếng, hương vị đậm đà và hấp dẫn khiến bất cứ ai thưởng thức lần đầu được cũng đều phải trầm trồ khen ngon. Chính vì nét đặc trưng này, mà món rêu đá đã trở thành món ăn đặc sản, không thể thiếu khi bạn ghé thăm vùng đất Hà Giang.
Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên ở đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. Nhiều già làng ở vùng này cũng không hề biết dân ở đây ăn rêu từ bao giờ, chỉ biết có một câu chuyện truyền miệng từ đời này nối đời khác rằng “thần rêu” sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.
Vào các dịp giỗ, Tết, cúng bái lễ lộc, người Tày Hà Giang đều làm món rêu đá. Và đến những dịp lễ cầu mùa, cầu lộc họ cũng cầu khấn cho “thần rêu” được sinh sôi nảy nở để người dân địa phương không phải chịu cảnh đói kém, mất mùa. Món rêu đá vì đó cũng đã đi sâu vào trong văn hóa, phong tục và lối sống ẩm thực của đồng bào Tày ở Hà Giang.
Người dân địa phương cũng quan niệm rằng khi gia đình có người mất thì người trong gia đình đó không được phép ăn món này. Bởi họ cho rằng, ăn rêu đồng nghĩa với việc những người còn sống ở trên cõi trần đang gặm nhấm dần mái tóc của người thân đã khuất.
Cũng bởi vì thường xuyên ăn các loại đồ rừng, rau quả sạch từ tự nhiên mà nhiều người dân địa phương dù đã tuổi cao nhưng vẫn khỏe mạnh, dẻo dai. Họ cho rằng bí quyết đó nằm ở việc họ thường xuyên ăn món rêu đá.
Đúng như tên gọi: rêu đá bọc lá chuối, món ăn kì lạ này phải được làm từ rêu, nhưng phải là rêu sạch, rêu mọc ở những mỏm đá nằm giữa dòng nước chảy của con sông, con suối. Sau khi hái rêu về, quy trình chuẩn bị rêu cũng rất công phu. Rêu rửa thật sạch, bỏ vào cối giã để làm sạch đất bám ở rễ. Sau đó lại phải rửa lại lần nữa. Quy trình này phải lặp đi lặp lại đến khi nào rêu không còn bám chút đất chút cát mới xong.
Sau khi làm sạch rêu, người dân sẽ chuyển đến công đoạn ngâm gạo nếp trong vòng 2-3 giờ và đem giã cho vỡ hạt. Thịt nạc cũng băm nhỏ, không xay vì sẽ mất độ ngọt của thịt. Sau đó, ướp thịt cùng với gia vị như sả, ớt, hạt mắc khén (hoặc tiêu). Tiếp đến là nêm gia vị vào nhân thịt rồi trộn đều với rêu đã giã.
Công đoạn cuối cùng là viên tròn to gói trong lá chuối và hấp, ngon nhất là hấp trên bếp than hồng, món rêu này sẽ đậm đà và quyện thêm mùi khói bếp của vùng dân tộc. Thời gian hấp khá lâu, khoảng 1 giờ để gia vị có thể đượm vào từng thớ thịt và rêu được chín đều.
Thưởng thức món rêu gói trong lá chuối ngon nhất là khi còn nóng hổi, bóc lớp lá chuối bên ngoài, hương thơm của rêu cùng các loại gia vị sẽ tỏa hương ngào ngạt. Khi thử một miếng, hương vị đậm đà và hấp dẫn khiến bất cứ ai thưởng thức lần đầu được cũng đều phải trầm trồ khen ngon. Chính vì nét đặc trưng này, mà món rêu đá đã trở thành món ăn đặc sản, không thể thiếu khi bạn ghé thăm vùng đất Hà Giang.
Theo tuhaoviet.vn