
Giáo dục ở vùng khó Đắk Lắk nỗ lực bắt kịp xu thế phát triển
Trải qua nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước thống nhất, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng phát triển, từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Trải qua nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước thống nhất, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng phát triển, từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.
Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk luôn đoàn kết dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…
Từ năm học 2025-2026, Bộ Chính trị thực hiện chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước. Đây là quyết sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Đắk Lắk.
Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.
Ngày 12/3, trong khuôn khổ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Hội đua thuyền độc mộc lần thứ 4 chính thức khai mạc tại huyện Lắk.
Ngày 11/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng năm 2025.
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, chiều 11/3, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.
Ngày 10/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự buổi Lễ có đông đảo đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; khách quốc tế; lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ; Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng…
Tỉnh Đắk Lắk hiện là "thủ phủ cà phê" với diện tích và sản lượng dẫn đầu cả nước. Với mục đích giới thiệu và quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã tròn 20 năm. Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được kỳ vọng tiếp tục góp phần nâng tầm giá trị cà phê Việt.
Sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của hệ thống chính quyền, các dân tộc anh em trên Cao nguyên Đắk Lắk từng bước “chữa lành” vết thương chiến tranh, tái thiết Buôn Ma Thuột. Trải qua 50 năm, thành phố Buôn Ma Thuột đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đắk Lắk chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Ngày 10/3/1975 với Chiến thắng Buôn Ma Thuột, quân và dân ta giành thắng lợi mang tính bước ngoặt trên mặt trận Tây Nguyên nói riêng và xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam nói chung. Trận thắng Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên trở thành đòn đánh chí mạng, bắt đầu cho sự thất bại liên tiếp của quân địch, mở ra những chiến thắng ròn rã của quân và dân ta với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc toàn thắng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.
Sáng 6/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền về Lễ hội cà phê trên môi trường mạng đã tổ chức trao 19 giải cho các tác phẩm.
Ngày 2/3, Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà cho hộ ông Y Thăn Ksơr, ở buôn Kmiên, xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Mặc dù đang vào mùa khô song những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất hiện những cơn mưa trái mùa trên diện rộng. Hiện tượng thời tiết bất thường này đã ảnh hưởng lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là đối với những cây trồng đang ra hoa, kết nụ như cà phê, sầu riêng, vải thiều…
Công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) không chỉ xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia mà còn tiên phong trong hỗ trợ, “tiếp sức” cho nhân dân khu vực biên giới xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Ngày 27/2, bà Lương Thị Bích Nguyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) xác nhận, sự việc một giáo viên tại trường có hành vi bạo hành học sinh là đúng. Tuy nhiên, một số thông tin mà phụ huynh phản ánh, đăng lên mạng xã hội là chưa chính xác.
Ngày 25/2, UBND dân xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) phối hợp với Đồn Biên phòng Sêrêpốk (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” và Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2025.
Đắk Lắk là tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước. Để phát huy tiềm năng, lợi thế, Đắk Lắk tập trung phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, từng bước khẳng định là “thủ phủ” vùng Tây Nguyên…
Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.
Tỉnh Đắk Lắk đã vào giai đoạn mùa khô, nhiều khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động phòng, chống cháy rừng để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy; sẵn sàng lực lượng nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Trước diễn biến của bệnh cúm mùa, người dân Đắk Lắk đi tiêm vaccine phòng cúm tăng đột biến, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt tại một số điểm tiêm chủng.
Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.
Tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp), tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột), Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào Xuân” đã diễn ra trong không khí rộn ràng, phấn khởi, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.
Cùng với trăm hoa khoe sắc, các tiểu cảnh ngày Xuân được trang trí, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk hồ hởi, phấn khởi đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với khát vọng về một năm mới đủ đầy, vui tươi, đất nước phồn vinh, phát triển.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Địa bàn biên giới có 4 xã thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea súp. Dù điều kiện tự nhiên ở khu vực biên giới khắc nghiệt nhưng với sự quyết tâm của người lính, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia sản xuất. Từ đó, góp phần đảm bảo đời sống cán bộ, chiến sỹ và củng cố sức mạnh quân đội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.