Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Kết quả đạt được từ các giải pháp trên đã góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển, chỉ số phát triển công nghiệp thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.
Bốn ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm tiếp tục mở rộng được thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ước tăng 6,79% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung toàn ngành.
Ngành điện tử - công nghệ thông tin tăng 16,91% so với cùng kỳ. Ngành này cũng đã được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới, đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Theo ông Phan Thành Kiên, ngành chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống trong quý I ước tăng 6,05%. Ngành hàng này tăng là do tháng 1 sản xuất phục vụ Tết. Đặc biệt Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định chi tiết một số điều về an toàn thực phẩm; trong đó, cắt giảm 90% thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, sản xuất công nghiệp được chuẩn bị tốt về nguyên nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất bắt đầu ngay sau nghỉ lễ, duy trì sản xuất ổn định, liên kết và củng cố thị trường tiêu thụ… Điều này đã đóng góp vào kết quả chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao hơn so cùng kỳ.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh , sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã khiến các sản phẩm ngành điện tử thành phố có sự thay đổi tương ứng, sản phẩm ngày càng tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh.
Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại; các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao (chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử…) có thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với khu công nghệ cao, trong quý I/2018, tỉnh tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị sản xuất 3 tháng đầu năm đạt 3,02 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ; trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, tăng 18,5%./.
Hệ thống máy sản xuất linh kiện nhựa tại nhà máy Công ty cổ phần công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên (Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Kết quả đạt được từ các giải pháp trên đã góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển, chỉ số phát triển công nghiệp thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.
Bốn ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm tiếp tục mở rộng được thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ước tăng 6,79% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung toàn ngành.
Ngành điện tử - công nghệ thông tin tăng 16,91% so với cùng kỳ. Ngành này cũng đã được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới, đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Theo ông Phan Thành Kiên, ngành chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống trong quý I ước tăng 6,05%. Ngành hàng này tăng là do tháng 1 sản xuất phục vụ Tết. Đặc biệt Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định chi tiết một số điều về an toàn thực phẩm; trong đó, cắt giảm 90% thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, sản xuất công nghiệp được chuẩn bị tốt về nguyên nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất bắt đầu ngay sau nghỉ lễ, duy trì sản xuất ổn định, liên kết và củng cố thị trường tiêu thụ… Điều này đã đóng góp vào kết quả chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao hơn so cùng kỳ.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh , sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã khiến các sản phẩm ngành điện tử thành phố có sự thay đổi tương ứng, sản phẩm ngày càng tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh.
Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại; các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao (chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử…) có thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với khu công nghệ cao, trong quý I/2018, tỉnh tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị sản xuất 3 tháng đầu năm đạt 3,02 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ; trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, tăng 18,5%./.
A.Tuấn
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN