Theo ông Phạm Thành Kiên, cùng với việc quản lý, kiểm tra, giám sát, thì việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai ký cam kết đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hang giả và gian lận thương mại đóng vai trò quan trọng.
Do đó, trong thời gian tới, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp với các đoàn liên ngành thành phố, cũng như các quận, huyện tăng cường nhiều chương trình hành động, nâng cao nhận thức của người dân.
Liên quan đến giải pháp thực hiện, các Đội Quản lý thị trường có địa bàn giáp ranh với các tỉnh, thành sẽ đẩy mạnh nắm tình hình, theo dõi các luồng tuyến nhằm đấu tranh và tuyên truyền có hiệu quả trong ngăn chặn vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp... Đặc biệt, là các mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ, đường cát,…
Ngoài ra, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; trong đó, tập trung kiểm tra các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ truyền thống, chợ tự phát, khu vực đường phố tập trung kinh doanh các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực tập trung đông dân cư…
Ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trong 6 tháng đầu năm 2018 là 10.560 vụ, tăng 1.642 vụ so với cùng kỳ năm trước; trong đó các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.320 vụ; phát hiện 2.260 vụ vi phạm (giảm 20,54%) so với cùng kỳ 2017.
Theo đó, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt vi phạm hành chính 2.211 vụ, với số tiền nộp ngân sách hơn 63 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy trên 40 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chờ bán hơn 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn tồn trong 6 tháng đầu năm 2018 là 39 quyết định với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Chi cục cũng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 7 vụ với tổng trị giá hàng hóa tang vật hơn 1,5 tỷ đồng.
Để đảm bảo triển khai hiệu quả phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong những tháng cuối năm 2018, đại diện Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị UBND Thành phố xem xét, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng, sữa chữa mới trụ sở cho Chi cục Quản lý thị trường, cũng như bố trí một kho quản lý tang vật riêng biệt có diện tích khoảng 5.000m2; trong đó, có 1.000 đến 1.500m2 làm kho chuyên biệt.
Việc này nhằm bảo quản các tang vật, hàng hóa vi phạm đòi hỏi phải có điều kiện bảo quản đặc biệt như phân bón, hóa chất, thực phẩm... nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và phòng cháy, chữa cháy./.
Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2013-2017. Ảnh: Hoàng Hải –TTXVN |
Do đó, trong thời gian tới, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp với các đoàn liên ngành thành phố, cũng như các quận, huyện tăng cường nhiều chương trình hành động, nâng cao nhận thức của người dân.
Liên quan đến giải pháp thực hiện, các Đội Quản lý thị trường có địa bàn giáp ranh với các tỉnh, thành sẽ đẩy mạnh nắm tình hình, theo dõi các luồng tuyến nhằm đấu tranh và tuyên truyền có hiệu quả trong ngăn chặn vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp... Đặc biệt, là các mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ, đường cát,…
Ngoài ra, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; trong đó, tập trung kiểm tra các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ truyền thống, chợ tự phát, khu vực đường phố tập trung kinh doanh các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực tập trung đông dân cư…
Ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trong 6 tháng đầu năm 2018 là 10.560 vụ, tăng 1.642 vụ so với cùng kỳ năm trước; trong đó các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.320 vụ; phát hiện 2.260 vụ vi phạm (giảm 20,54%) so với cùng kỳ 2017.
Trao kỷ niệm chương của Bộ Công Thương cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm 2017. Ảnh:Hoàng Hải -TTXVN |
Theo đó, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt vi phạm hành chính 2.211 vụ, với số tiền nộp ngân sách hơn 63 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy trên 40 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chờ bán hơn 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn tồn trong 6 tháng đầu năm 2018 là 39 quyết định với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Chi cục cũng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 7 vụ với tổng trị giá hàng hóa tang vật hơn 1,5 tỷ đồng.
Để đảm bảo triển khai hiệu quả phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong những tháng cuối năm 2018, đại diện Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị UBND Thành phố xem xét, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng, sữa chữa mới trụ sở cho Chi cục Quản lý thị trường, cũng như bố trí một kho quản lý tang vật riêng biệt có diện tích khoảng 5.000m2; trong đó, có 1.000 đến 1.500m2 làm kho chuyên biệt.
Việc này nhằm bảo quản các tang vật, hàng hóa vi phạm đòi hỏi phải có điều kiện bảo quản đặc biệt như phân bón, hóa chất, thực phẩm... nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và phòng cháy, chữa cháy./.
Hoàng Hải
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN