Phòng và giám sát dịch bệnh động vật

Phòng và giám sát dịch bệnh động vật
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều hộ chăn nuôi còn hạn chế về nhận thức hoặc chủ quan do đó dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi mà nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến tính mạng người chăn nuôi và người tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, thời tiết ở miền Bắc đang giao mùa, nóng lạnh bất thường, các tỉnh phía Nam đang nắng nóng, do đó nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên động vật là rất cao. Để tăng cường công tác phòng bệnh và giám sát dịch bệnh động vật, chúng ta cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Cải tạo hồ nuôi, tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh cho hồ cá tại xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Cải tạo hồ nuôi, tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh cho hồ cá tại xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Phòng bệnh động vật 1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 2. Chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản kín, nguồn nước nuôi phải bảo đảm chất lượng; nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi xả thải bảo đảm vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Con giống, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, pháp luật về thức ăn chăn nuôi. 4. Động vật phải được phòng bệnh bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. 5. Vắc-xin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng bệnh động vật.
Phun thuốc Cloramin B để khử độc khử trùng tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Phun thuốc Cloramin B để khử độc khử trùng tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Giám sát dịch bệnh động vật 1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người. 2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật. 3. Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây: - Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; - Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; - Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; - Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. 4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người. 5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau: - Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; - Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật; - Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên; - Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người; - Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật; - Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.
Theo khuyennongvn.gov.vn

Có thể bạn quan tâm