Nhật
Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông. Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.
Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông. Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.
Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú, được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt. Giống như ngày Tết của Việt Nam, người Nhật vẫn lưu giữ tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè sau lễ đón Giao thừa.
Anh
Ở Anh, bài hát được bật lên vào thời khắc giao thừa không phải là "Happy New Year" mà là "Auld Lang Syne" (nghĩa là thời gian trôi qua). "Auld Lang Syne" mang thông điệp nhắc nhở mọi người hãy yêu thương, quý trọng gia đình, người thân xung quanh mình, hãy luôn để những người thân yêu ấy trong tim cho dù họ có ra đi mãi mãi.
Đối với người dân Anh, cây tầm gửi biểu trưng cho sự thịnh vượng và những điều may mắn. Chính vì vậy mà trong những bữa tiệc mừng năm mới người Anh thường tặng nhau những cành tầm gửi nhỏ để chúc nhau thành công và may mắn.
Pháp
Người Pháp dùng rượu để đón năm mới. Từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1, người Pháp mở tiệc, uống rượu say sưa. Theo quan điểm của người Pháp, uống cạn rượu sẽ đem lại may mắn cho họ vào năm mới; nếu không uống hết thì trong năm mới sẽ gặp điều xui xẻo.
Ngoài ra vào sáng sớm mùng 1, người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió. Nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa; nếu gió Tây thổi thì đây là năm may mắn đối với những người làm nghề đánh cá và nuôi bò sữa; nếu là gió Đông thì năm ấy hoa quả được mùa, nhà nhà bội thu; còn là gió Bắc thổi thì sẽ một năm mất mùa.
Ai Cập
Người Ai Cập lấy nước sông Nile dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là "năm mới nước lên". Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì.... Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.
Theo vntravellive.com