Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường
Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại “Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam (LHQ) và Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng xanh của Hợp tác Phát triển Việt – Đức tổ chức ngày 7/7/2017 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phát triển bền vững là nhiệm vụ của toàn Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành, và của từng doanh nghiệp, người dân. Quá trình thực hiện Kế hoạch hành động đòi hỏi phải có phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, giữa Chính phủ và người dân, giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế; đồng thời phải tăng cường tính công khai minh bạch, đảm bảo cho tất cả các bên liên quan đều có thể giám sát được.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để giúp Việt Nam tận dụng được các cơ hội và vượt qua thách thức, đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững vừa được Thủ tướng ban hành vào tháng 5/2017. Đây là căn cứ pháp lý để Việt Nam thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế, đóng góp trách nhiệm vào các nỗ lực chung của toàn cầu về phát triển bền vững.
 
Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Nguồn GIZ
Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia tổ chức tại Hà Nội.
Ảnh: Nguồn GIZ

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, Kế hoạch được xây dựng dựa trên quá trình tham vấn rộng rãi của tất cả bên liên quan. Kế hoạch hành động của Việt Nam gồm 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ chủ yếu được phân kỳ thực hiện theo 2 giai đoạn 2017-2020 và 2021-2030. Đặc biệt kế hoạch nhấn mạnh vai trò của tất cả bên liên quan, từ các bộ ngành, địa phương đến tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc tham gia, đóng góp tiếng nói và hành động vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Thời gian tới, để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia, Việt Nam sẽ tập trung vào hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ. Nâng cao nhận thức các cấp ngành và toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao. Huy động nguồn tài chính trong và ngoài nước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện. Mặt khác, Việt Nam sẽ lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện hiệu quả và thành công mục tiêu phát triển bền vững sẽ đem lại bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Về tài chính, bên cạnh huy động nguồn lực trong nước, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Kế hoạch hành động này là dấu mốc quan trọng của Việt Nam. Một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong việc đưa mục tiêu phát triển bền vững trong thực hiện, phản ánh cũng như cam kết quốc tế. Các cơ quan Liên Hợp Quốc cam kết đồng hành cùng Việt Nam thực hiện Kế hoạch hành động, cụ thể thông qua Kế hoạch chiến lược chung giữa Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Theo ông Kamal Malhotra, Việt Nam là nước thành viên tích cực và có nhiều nỗ lực trong tiến trình cải tổ của Liên hợp quốc. Quá trình xây dựng Kế hoạch Chiến lược chung là một minh chứng cho thấy quan hệ đối tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam đã đạt tới một giai đoạn mới mà chúng ta đã thực sự trở thành những đối tác phát triển thực sự bình đẳng. Chính phủ Việt Nam từ chỗ chỉ đơn thuần là bên nhận viện trợ  ODA  thuần túy đã trở thành bên cùng dẫn dắt quá trình xây dựng Kế hoạch Chiến lược chung và cùng trở thành chủ sở hữu của văn kiện hợp tác quan trọng này.

Ông Christian Berger, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam chia sẻ, trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của mình, Chính phủ Đức đã coi Chương trình nghị sự 2030 cũng như các  chính sách về khí hậu và năng lượng là một trong những lĩnh vực trọng tâm. Ông đánh giá Kế hoạch hành động là “công cụ quan trọng hướng tới tăng trưởng kinh tế cân bằng, hòa nhập xã hội và bảo vệ môi trường tại Việt Nam” ; đồng thời  ông nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược của Chính phủ Đức với Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự 2030 trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng xanh của Hợp tác Phát triển Việt – Đức, và thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
 
Ông Christian Berger, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguồn GIZ
Ông Christian Berger, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguồn GIZ

Theo ông Đặng Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong lĩnh vực y tế, nhu cầu và nguồn lực cần thiết gồm đầu tư để hoàn thiện các trạm y tế xã, cơ sở y tế khó khăn, bệnh viện chuyên khoa phong, tâm thần. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở y tế.

Bảo đảm đủ ngân sách nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách xã hội. Có chính sách tiền lương, phụ cấp và đãi ngộ phù hợp để thu hút cán bộ y tế có chuyên môn cao về vùng núi, vùng khó khăn.

Bộ Y tế cũng đề nghị Quốc hội , Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm y tế từ năm 2019. Theo đó, Luật quy định mức đóng tối đa 6% nhưng chúng ta đang đóng 4,5%.

Bộ Y tế đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là điều chỉnh với mức 0,3%/ năm, cụ thể: năm 2019 là 4,8%; năm 2020 là 5,1%...và tới năm 2024 là 6%. Phương án 2 là điều chỉnh mức 0,5%/năm, bắt đầu năm 2019 là 5%; năm 2020 là 5,5% và 2021 là 6%...
                                                                                                                                      Ngọc Dung

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết là giải pháp cốt lõi nhằm phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng bền vững. Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Liên kết chuỗi chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm” do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Cục Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/10.
Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Ngày 15/8, Ban Quản lý Thực phẩm an toàn Thành phố Hồ Chí Minh trao chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" cho 33 đơn vị thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op. Đây là hoạt động hưởng ứng kế hoạch "Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2018.
Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Trước thông tin sản phẩm gà dai không đầu, không nội tạng, ngoài việc được bán buôn phổ biến ở mạng lưới chợ truyền thống, vỉa hè, còn được kinh doanh ở kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã có thông tin chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm... tới người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và dễ dàng thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời ứng dụng Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tổ chức họp báo công bố ứng dụng này vào chiều 21/6/2018.
Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Dự báo sau năm 2020, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Long An là 1.100 tấn/ngày, sau năm 2025 là 1.300 tấn/ngày. Trong khi lượng rác thải ngày càng tăng, “đầu ra” ngày càng khó khăn sẽ tạo áp lực rất lớn đối với tỉnh Long An. Do đó, cần có những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài để giải quyết bài toán này.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện các chỉ tiêu chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 18/5.
Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

“Không trồng rau hai luống, không nuôi lợn hai chuồng” là mục tiêu được phụ nữ tỉnh Đồng Nai đặt ra tại buổi tọa đàm về nhận thức và hành động của phụ nữ trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tọa đàm do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai tổ chức, ngày 16/5.
Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Mỗi khi có mưa lớn, người dân Thành phố Hồ Chí Minh lại phải đối diện với tình trạng ngập nước ở nhiều nơi. Với việc nhiều công trình chống ngập nước chậm tiến độ, mùa mưa năm 2018 tình trạng ngập nước sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Từ một bãi chôn lấp rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đã được cải tạo trở thành một khuôn viên cây xanh cùng nhiều cây ăn trái công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế.
Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 08/5/2018, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại buổi khảo sát và làm việc tại Chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Thành phố Hồ Chí Minh) vào rạng sáng nay, 06/5/2018.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Chiều 2/5, tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Thành phố Hồ Chí Minh về công tác quản lý chất thải sinh hoạt và xử lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu đều nhận định Thành phố Chí Minh là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý và xử lý chất thải.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại cần được xử lý triệt để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ hiện đại ở các nhà máy xử lý rác thải y tế và công nghiệp nguy hại, đảm bảo công suất xử lý toàn bộ khối lượng rác nguy hại thải ra hàng ngày trên địa bàn.
Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Việt Nam sạch và xanh phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện Ngày Trái đất 2018 chủ đề "Sống có trách nhiệm: Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" với sự tham gia của gần 2.000 tình nguyện viên.
Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm trên thị trường thương mại tự do và hội nhập quốc tế; trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa xây dựng được năng lực dựa trên tiếp cận rủi ro và kết quả thực hiện đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm. 
Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm ghi nhận ý kiến phản biện của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh và nhà khoa học về tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ngày 01/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Liên tục trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị 30 trường hợp viêm tụy cấp (cao gấp 6 lần bình thường), nguyên nhân là do thói quen ăn uống. 
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh có tác động qua lại về phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh trong khu vực; đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử... Tuy nhiên, Quảng Ninh không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công chỉ có 24 cơ sở (chiếm 1,35%) được cấp giấy phép sản xuất theo quy định. Kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công trở thành một vấn đề nóng, khiến các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh lo ngại về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.