Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nội dung triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nội dung triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đưa ra 5 nội dung đề nghị các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện.

Điểm cuối của Dự án nâng cấp, cải tạo đường đèo Prenn được kết nối với đường cao tốc Liên Khương – Prenn. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, các chính sách phát triển vùng Tây Nguyên cần phải trúng, đúng và phù hợp với nguồn lực; đồng thời thực sự mang tính đặc thù, nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của Vùng.

Thành phố Hà Giang (Hà Giang) nằm hai bên bờ sông Lô. Nguồn ảnh minh họa: baohagiang.vn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tạo không gian mới đưa kinh tế Hà Giang phát triển

Phát biểu tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức ngày 18/2, tại Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Công tác quy hoạch có vai trò hết sức quan trọng, được ví như người lính công binh mở đường, là cơ hội quý để tạo ra không gian phát triển và động lực phát triển mới của đất nước, các vùng và các địa phương.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Sẽ giải ngân trên 90% vốn phân bổ năm 2023

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Sẽ giải ngân trên 90% vốn phân bổ năm 2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ Chương trình) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách Trung ương (gồm: vốn đầu tư phát triển là 5.400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 7.292 tỷ đồng). Số vốn nguồn ngân sách Trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022.
Định hướng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Định hướng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Sáng 19/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen -DGRV (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế “Luật Hợp tác xã năm 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã”.
Dự án bờ kè chống sạt lở khu vực trước trụ sở UBND xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được giải ngân từ vốn đầu tư công đang được gấp rút thi công hoàn thiện trước mùa mưa lũ. Ảnh: Lâm Nguyên - TTXVN

Thúc tiến độ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp. Theo Bộ này, giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39 nghìn tỷ đồng cho 19 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung và vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình trên toàn quốc.
Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Văn bản số 7286/BKHĐT-TH gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án được bổ sung vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyến đường trung tâm xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) sẽ được giải tỏa để thực hiện dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Việt Hoàng -

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: Khơi dậy tiềm năng

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo thông tin Hội nghị Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức ngày 27/8, tại thành phố Lào Cai.
Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa

Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa

Tại Công văn số 4215/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất các nội dung liên quan đến điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa vào quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bàn giải pháp phát triển tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bàn giải pháp phát triển tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp phát triển tỉnh Đắk Lắk với vai trò trung tâm, liên kết, điều phối vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng bào dân tộc Raglai (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) liên kết trồng cây nha đam với công ty để phát triển sản xuất. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với quan điểm đầu tư phát trển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với giảm nghèo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách về đầu tư, doanh nghiệp, đầu tư công, quy hoạch… để bổ trợ, xác định ưu tiên thu hút, huy động nguồn lực đầu tư trên địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù phát triển văn hóa

Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù phát triển văn hóa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một trong các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù thúc đẩy phát triển văn hóa.
 Người dân Quảng Trị chăm sóc cây chanh leo. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Chính phủ phân bổ vốn cho 5 tỉnh thực hiện Dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP ngày 29/10/2021 phê duyệt phương án phân bổ vốn năm tài khóa 2020 bổ sung dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Công nhân Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Phong Phú - Phú Yên sản xuất đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN

Hỗ trợ 1 triệu USD cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, ngày 7/10, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chính thức công bố Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có tính đổi mới sáng tạo” (ADB Ventures) do ADB tài trợ.
Kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế

Kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, song vẫn có nhiều dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2022. Để tìm hiểu về khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như một số giải pháp để khôi phục kinh tế, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Trần Văn Sơn giữ chức Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chiều 8/4/2021. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ

Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 11-QĐ/BCSĐCP phân công đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

4 tháng, cả nước xuất siêu gần 1,9 tỷ USD

Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 13,9 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu 12,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu gần 1,9 tỷ USD.
Người dân thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk dùng máy bơm hút những vũng nước còn lại tại hồ Ea Kpal để chống hạn cứu lúa. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Không lập Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên

Chính phủ đồng ý để Bộ Tài nguyên và Môi trường không lập Đề án "Tổng thể đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2019-2025" theo nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 1/3/2020 về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bí thư tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông tặng quà cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn huyện Sốp Cộp. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Trao 107 “Mái ấm tình thương nơi biên giới” cho hộ nghèo huyện Sốp Cộp

Ngày 14/9, tại huyện Sốp Cộp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức lễ bàn giao 107 “Mái ấm tình thương nơi biên giới” tặng các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn của huyện Sốp Cộp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dự lễ bàn giao.
Dịch COVID-19: Triển khai nhanh chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch

Dịch COVID-19: Triển khai nhanh chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cần phải được triển khai ngay vì đời sống của người dân và người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn.
Phân loại và đánh giá hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực

Phân loại và đánh giá hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã. Theo đó, Thông tư 01 gồm 4 Chương và 11 Điều, hướng dẫn về phân loại và đánh giá hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Nhìn từ lợi ích tổng thể cho phát triển kinh tế

Đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Nhìn từ lợi ích tổng thể cho phát triển kinh tế

Đường sắt Việt Nam được đánh giá là đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hứa hẹn sẽ rút ngắn khoảng cách này. Tuy nhiên, đề xuất mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổng mức đầu tư của dự án giảm hơn một nửa so với đề xuất trước đó của Bộ Giao thông Vận tải đã gây nên cuộc tranh luận về việc lựa chọn công nghệ nào, tốc độ chạy tàu bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với tình hình kinh tế đất nước.
Năm 2018, GDP tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây

Năm 2018, GDP tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố về tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Đổi mới cơ chế để sàng lọc dự án

Đổi mới cơ chế để sàng lọc dự án

Được ví như thỏi nam châm để thu hút đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mô hình này đã bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là một số địa phương chưa chú trọng phát triển những ngành, nghề có công nghiệp tiên tiến, thân thiện môi trường, gắn với tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương mà đưa ra danh mục quá nhiều ngành, nghề để “dễ” kêu gọi đầu tư. Phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung liên quan đến sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới.