Đó là yêu cầu của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị Triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm ngành du lịch thành phố năm 2018.
Bài 3 và hết: Phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, ngoài các sản phẩm hiện có, các sự kiện, lễ hội phục vụ cho du lịch, ngành du lịch tiếp tục tập trung hình thành phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và có tiềm năng phát triển thành những sản phẩm du lịch thế mạnh của thành phố.
Cụ thể như các sản phẩm: Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội họp); du lịch đường thủy; du lịch cộng đồng; du lịch nông nghiệp, sinh thái; các chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch… Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an ninh cho du khách; xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện. Đồng thời, quan tâm đến công tác tuyên truyền mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, ông Tuyến cũng yêu cầu ngành du lịch thành phố tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Sở Du lịch thành phố mời gọi các chuyên gia, tổ chức nước ngoài về thành phố để huấn luyện nghiệp vụ du lịch, lữ hành, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, nâng cao hình ảnh phục vụ du lịch của thành phố một cách chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn.
Tại hội nghị, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2017, ngành du lịch thành phố đạt nhiều thành tựu đáng tự hào, trong đó ấn tượng nhất là hơn 6,38 triệu lượt du khách quốc tế đến thành phố, đạt doanh thu hơn 115,97 nghìn tỷ đồng. Khách nội địa đến thành phố đạt 24,9 triệu lượt khách.
Năm 2017 cũng đánh dấu nỗ lực của ngành du lịch và ngành công an khi đã đảm bảo an ninh an toàn cho khách đến bằng việc liên tiếp kéo giảm số vụ cướp giật tài sản của du khách.
Năm 2018, du lịch thành phố đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, phấn đấu đạt mức 8 triệu. Lượng khách du lịch nội địa đến thành phố phấn đấu đạt 29 triệu lượt. Tổng doanh thu đạt 138 nghìn tỷ, tăng 16,9%, đồng thời nâng chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, sản phẩm du lịch mới; hoàn thành Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2030; thực hiện Luật Du lịch năm 2017.
Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel cũng cho rằng: Sở Du lịch thành phố cần tổ chức nghiên cứu, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực của thành phố; phát triển du lịch văn hóa tại cộng đồng, giúp du khách và người dân thành phố giao lưu, gắn kết. Qua đó, du khách hiểu hơn về cuộc sống, nét văn hóa đặc trưng của người dân địa phương./.
Du khách quốc tế tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Bưu điện Thành phố. Ảnh: An Hiếu – TTXVN |
Bài 3 và hết: Phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, ngoài các sản phẩm hiện có, các sự kiện, lễ hội phục vụ cho du lịch, ngành du lịch tiếp tục tập trung hình thành phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và có tiềm năng phát triển thành những sản phẩm du lịch thế mạnh của thành phố.
Cụ thể như các sản phẩm: Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội họp); du lịch đường thủy; du lịch cộng đồng; du lịch nông nghiệp, sinh thái; các chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch… Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an ninh cho du khách; xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện. Đồng thời, quan tâm đến công tác tuyên truyền mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, ông Tuyến cũng yêu cầu ngành du lịch thành phố tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Sở Du lịch thành phố mời gọi các chuyên gia, tổ chức nước ngoài về thành phố để huấn luyện nghiệp vụ du lịch, lữ hành, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, nâng cao hình ảnh phục vụ du lịch của thành phố một cách chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn.
Tại hội nghị, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2017, ngành du lịch thành phố đạt nhiều thành tựu đáng tự hào, trong đó ấn tượng nhất là hơn 6,38 triệu lượt du khách quốc tế đến thành phố, đạt doanh thu hơn 115,97 nghìn tỷ đồng. Khách nội địa đến thành phố đạt 24,9 triệu lượt khách.
Năm 2017 cũng đánh dấu nỗ lực của ngành du lịch và ngành công an khi đã đảm bảo an ninh an toàn cho khách đến bằng việc liên tiếp kéo giảm số vụ cướp giật tài sản của du khách.
Khách quốc tế tham quan Đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel cũng cho rằng: Sở Du lịch thành phố cần tổ chức nghiên cứu, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực của thành phố; phát triển du lịch văn hóa tại cộng đồng, giúp du khách và người dân thành phố giao lưu, gắn kết. Qua đó, du khách hiểu hơn về cuộc sống, nét văn hóa đặc trưng của người dân địa phương./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN