Kể từ năm 2019 đến nay, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện hơn 200 di chỉ thời kỳ đồ đá cũ tại tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc. Điều này đặt ra câu hỏi về những khẳng định trước đó rằng đây là khu vực này có rất ít người thuộc thời kỳ đồ đá cũ.
Phát hiện này là kết quả của một cuộc điều tra khảo cổ toàn diện được tiến hành từ năm 2019 và được báo cáo tại một hội thảo diễn ra ngày 18/11 ở thành phố Meishan, tỉnh Tứ Xuyên.
Trước năm 2019, các nhà khảo cổ chỉ xác định được hơn 10 di chỉ thời kỳ đồ đá cũ ở Tứ Xuyên, khiến một số chuyên gia tin rằng có rất ít cư dân đầu tiên của con người sinh sống tại đây vào thời kỳ đó. Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều công cụ bằng đá và hài cốt con người tại 200 di chỉ này, nằm rải rác trên lưu vực Tứ Xuyên và cao nguyên phía Tây Tứ Xuyên. Theo các chuyên gia, những phát hiện này cho thấy rằng ngay từ thời kỳ đồ đá cũ, Tứ Xuyên đã là một khu vực quan trọng để trao đổi văn hóa và di dân giữa phương Đông và phương Tây cũng như giữa khu vực phía Bắc và phía Nam của Trung Quốc.
BTV