Cuộc thi Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam (VSIC) - chủ đề năm 2018: Khởi nghiệp sáng tạo và Phát triển nghề nghiệp cho thanh niên nằm trong khuôn khổ dự án “YouthSpark Career Readiness – Tăng cường kỹ năng làm việc, khởi nghiệp cho thanh niên và kết nối với DNNVV” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Microsoft Việt Nam thực hiện; Với ba đơn vị trực tiếp thực hiện cuộc thi tại 03 miền là: Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ITP); Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) và Enactus FTU Hà Nội - Trường Đại học Ngoại thương; Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.
Đây là chương trình nhằm tìm kiếm, hỗ trợ ươm tạo các sáng kiến khởi nghiệp xã hội giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế của Việt Nam. Đồng thời hướng đến việc truyền cảm hứng cho những người trẻ niềm đam mê khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm tốt hơn và khởi nghiệp thành công trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, hội nhập.
Tại lễ phát động, còn diễn ra buổi tọa đàm về hướng nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo và thảo luận xoay quanh vấn đề khởi nghiệp giữa các chuyên gia; nhà tư vấn, CEO; COO của các doanh nghiệp với hơn 300 sinh viên và các Startup.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ITP) cho biết, mọi người hay nghĩ tới vốn, tới tiền khi khởi nghiệp. Vốn thường hữu hạn nhưng không thiếu, cái thiếu là những dự án khởi nghiệp tốt, tiềm năng. Khi có một nhóm khởi nghiệp cứng cáp và ý tưởng tốt thì huy động vốn không còn là vấn đề hàng đầu.
Đối với các bạn sinh viên, muốn thành công thì phải học và các bạn nên suy nghĩ đơn giản về khởi nghiệp, có thể từ những ý tưởng nhỏ nhất (có tính khả thi cao) chỉ cần tạo ra được giá trị cho xã hội.
Khởi nghiệp với tinh thần làm ra giá trị bằng cách làm đúng, đó là làm ăn không ảnh hưởng môi trường và làm hại người khác. Khi làm đúng, khái niệm cạnh tranh sẽ không còn ý nghĩa, mình chỉ còn cạnh tranh với chính bản thân mình.
Về khởi nghiệp sáng tạo, theo bà Lê Lan Anh, Giám đốc vận hành (COO) Công ty MimosaTEK, vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được đội ngũ nhân sự nòng cốt, nhất là đối với một công ty khởi nghiệp thì vấn đề nhân sự càng phải được ưu tiên. Đội ngũ này phải đoàn kết, có năng lực, có niềm đam mê và trách nhiệm với công việc.
Cuộc thi diễn ra trong 4 tháng (từ 18/8 đến 22/12/2018) với các vòng thi, gồm vòng đấu loại tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam chọn ra top 24 đội thi; vòng 2 là các khóa đào tạo tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thuyết trình, xây dựng mô hình kinh doanh và tham gia thuyết trình tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, chọn ra top 12 đội; vòng 3 đánh giá tác động xã hội của dự án, ứng dụng công cụ Microsoft trong quản trị và vận hành dự án kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính, nhân sự và tham gia thuyết trình tại 3 khu vực chọn ra top 6 các đội xuất sắc nhất vào vòng chung kết toàn quốc; vòng chung kết trình bày dự án.
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi là 500 triệu đồng.
Đông đảo sinh viên dự buổi tọa đàm về khởi nghiệp sáng tạo tại lễ phát động cuộc thi "Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam" năm 2018. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Đây là chương trình nhằm tìm kiếm, hỗ trợ ươm tạo các sáng kiến khởi nghiệp xã hội giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế của Việt Nam. Đồng thời hướng đến việc truyền cảm hứng cho những người trẻ niềm đam mê khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm tốt hơn và khởi nghiệp thành công trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, hội nhập.
Tại lễ phát động, còn diễn ra buổi tọa đàm về hướng nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo và thảo luận xoay quanh vấn đề khởi nghiệp giữa các chuyên gia; nhà tư vấn, CEO; COO của các doanh nghiệp với hơn 300 sinh viên và các Startup.
Các chuyên gia, nhà tư vấn, các doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm về khởi nghiệp sáng tạo tại lễ phát động cuộc thi "Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam" năm 2018. Ảnh: Thế Anh – TTXVN |
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ITP) cho biết, mọi người hay nghĩ tới vốn, tới tiền khi khởi nghiệp. Vốn thường hữu hạn nhưng không thiếu, cái thiếu là những dự án khởi nghiệp tốt, tiềm năng. Khi có một nhóm khởi nghiệp cứng cáp và ý tưởng tốt thì huy động vốn không còn là vấn đề hàng đầu.
Đối với các bạn sinh viên, muốn thành công thì phải học và các bạn nên suy nghĩ đơn giản về khởi nghiệp, có thể từ những ý tưởng nhỏ nhất (có tính khả thi cao) chỉ cần tạo ra được giá trị cho xã hội.
Khởi nghiệp với tinh thần làm ra giá trị bằng cách làm đúng, đó là làm ăn không ảnh hưởng môi trường và làm hại người khác. Khi làm đúng, khái niệm cạnh tranh sẽ không còn ý nghĩa, mình chỉ còn cạnh tranh với chính bản thân mình.
Về khởi nghiệp sáng tạo, theo bà Lê Lan Anh, Giám đốc vận hành (COO) Công ty MimosaTEK, vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được đội ngũ nhân sự nòng cốt, nhất là đối với một công ty khởi nghiệp thì vấn đề nhân sự càng phải được ưu tiên. Đội ngũ này phải đoàn kết, có năng lực, có niềm đam mê và trách nhiệm với công việc.
Quang cảnh buổi tọa đàm về khởi nghiệp sáng tạo tại lễ phát động cuộc thi "Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam" năm 2018. Ảnh: Thế Anh - TTXVN |
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi là 500 triệu đồng.
Thế Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN