Chiếc bánh nói hộ tâm tư
Trong đám cưới, tết cơm mới hay lễ hội Ariêu Ping, đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị thường làm các loại bánh. Bánh tùy vào hình thù, màu sắc, tùy vào độ ngọt dẻo mà có ý nghĩa khác nhau. Nhìn chiếc bánh, người được nhận hoặc được thưởng thức sẽ biết người làm bánh muốn nhắc nhở điều gì. Thậm chí, điều muốn nói thể hiện ngay ở cách buộc lạt bánh.
Người Pa Kô rất thích làm bánh. Có nhiều loại bánh, nhưng những loại bánh chủ yếu được sử dụng trong các dịp lễ hội hay các nghi thức của gia đình, cộng đồng là bánh A Choi, A Quat, A Zưh… Bánh có thể gói bằng các loại lá tùy điều kiện từng vùng. Có thể là lá đót, lá dong, lá chuối thậm chí cả lá bàng. Nhưng dù gói bằng loại lá nào đi nữa thì nhìn vào cách gói hay cách rắt lạt là có thể đọc được tâm tư, hay những điều mà người làm bánh muốn nói.
Theo ông Kray Sức, người Pa Kô ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị): chỉ những người tinh tế mới có thể nhận ra điều này. Nếu như người ta rắt mối ngược chiều là hai bên gia đình đi lại với nhau. Nếu rắt một chiều hoặc từ dưới lên trên là gia đình bên kia ít thương mình, ít quan tâm đến mình mà chỉ mình quan tâm đến họ. Nếu mối lạt rắt ngược về góc thì mình quá nghèo, quá khổ. Còn người ta rắt ngược, chéo nhau, một nuộc rắt lên, một nuộc rắt trở lại thì hai bên gia đình tình cảm mặn mà.
Có người bảo: bánh để cúng thì cái nào chẳng giống cái nào? Ông Kray Sức bảo: không phải vậy đâu, cũng có một số chiếc bánh có biểu hiện khác lạ, mà chỉ người tinh ý và có chút hiểu biết về văn hóa Pa Kô mới có thể nhìn thấy được.
Với những người phụ nữ đi lấy chồng, bánh cũng là món quà mà bố mẹ muốn gửi gắm tình cảm cho đứa con xa nhà. Hơn thế, đó là tình thương, luôn mong muốn cho con gái và gia đình thông gia được mạnh khỏe, an lành. Chị Hồ Thị Chăn, ở xã Tà Rụt, cho biết, cứ mỗi dịp tết hay lễ hội thì bố mẹ ngoài việc làm bánh để cúng tổ tiên và làm lễ, thì không quên gói thêm bánh để dành tặng cho con gái khi lấy chồng xa.
Kinh nghiệm làm Peng Azưh
Chiếc bánh AZưh được tạo nên bởi 5 thành phần chính. Người Pa Kô quan niệm: Gạo nếp là sự sống. Mè đen là thể hiện tình cảm hai bên gia đình trở thành một màu, một ý chí, là sự đùm bọc, che chở, tương trợ nhau trở thành một nhà. Muối là kết quả làm ăn, là mối quan hệ, là sự giao tiếp, công việc suôn sẻ; mọi sự thành đạt như ý. Cối giã là phụ nữ (âm). Chày giã là nam giới (dương). Peng ở giữa là kết quả sự hòa hợp của âm - dương, trở thành AZưh.
Theo chị Hồ Thị Chăn, Peng Azưh thường to bằng cả cái mâm, mỗi một cái bánh cả chục người ăn không hết. Chính vì điều này mà bánh thường được nhà gái làm trong các đám cưới, đám hỏi.
Để làm Peng Azưh được thơm và ngon thì yêu cầu đầu tiên chính là gạo và thứ hai là mè đen. Gạo phải là gạo nếp nương, ngâm lâu hơn gạo nếp thường từ 4-5 tiếng khi đó mới nấu được xôi. Mè đen thì hạt to, tròn, rang nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Ngày xưa, do không có muối, đồng bào thường sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để làm muối. Bởi nếu không có muối thì Peng Azưh sẽ không đậm đà. Người Pa kô thường lấy cua, nướng lên, giã mịn sau đó phơi khô như ruốc bông để cho vào bánh.
Khi xôi nếp nương được đồ thơm nức, mè đen cũng đã được rang chín thì đồng bào sẽ giã bánh. Theo ông Kray Sức, phải chọn người khỏe và giã bánh có kỹ thuật.
Peng Azưh để càng lâu ăn càng thấy ngon, và dễ cắt. Khi ăn sẽ thấy vị bùi bùi thơm thơm của mè, có vị mằn mặn của muối, mềm dẻo của nếp. Nếu chấm với cheo riềng, nhất là riềng rừng thì món ăn càng trở nên hấp dẫn.
Trong đám cưới, tết cơm mới hay lễ hội Ariêu Ping, đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị thường làm các loại bánh. Bánh tùy vào hình thù, màu sắc, tùy vào độ ngọt dẻo mà có ý nghĩa khác nhau. Nhìn chiếc bánh, người được nhận hoặc được thưởng thức sẽ biết người làm bánh muốn nhắc nhở điều gì. Thậm chí, điều muốn nói thể hiện ngay ở cách buộc lạt bánh.
Người Pa Kô rất thích làm bánh. Có nhiều loại bánh, nhưng những loại bánh chủ yếu được sử dụng trong các dịp lễ hội hay các nghi thức của gia đình, cộng đồng là bánh A Choi, A Quat, A Zưh… Bánh có thể gói bằng các loại lá tùy điều kiện từng vùng. Có thể là lá đót, lá dong, lá chuối thậm chí cả lá bàng. Nhưng dù gói bằng loại lá nào đi nữa thì nhìn vào cách gói hay cách rắt lạt là có thể đọc được tâm tư, hay những điều mà người làm bánh muốn nói.
Theo ông Kray Sức, người Pa Kô ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị): chỉ những người tinh tế mới có thể nhận ra điều này. Nếu như người ta rắt mối ngược chiều là hai bên gia đình đi lại với nhau. Nếu rắt một chiều hoặc từ dưới lên trên là gia đình bên kia ít thương mình, ít quan tâm đến mình mà chỉ mình quan tâm đến họ. Nếu mối lạt rắt ngược về góc thì mình quá nghèo, quá khổ. Còn người ta rắt ngược, chéo nhau, một nuộc rắt lên, một nuộc rắt trở lại thì hai bên gia đình tình cảm mặn mà.
Có người bảo: bánh để cúng thì cái nào chẳng giống cái nào? Ông Kray Sức bảo: không phải vậy đâu, cũng có một số chiếc bánh có biểu hiện khác lạ, mà chỉ người tinh ý và có chút hiểu biết về văn hóa Pa Kô mới có thể nhìn thấy được.
Với những người phụ nữ đi lấy chồng, bánh cũng là món quà mà bố mẹ muốn gửi gắm tình cảm cho đứa con xa nhà. Hơn thế, đó là tình thương, luôn mong muốn cho con gái và gia đình thông gia được mạnh khỏe, an lành. Chị Hồ Thị Chăn, ở xã Tà Rụt, cho biết, cứ mỗi dịp tết hay lễ hội thì bố mẹ ngoài việc làm bánh để cúng tổ tiên và làm lễ, thì không quên gói thêm bánh để dành tặng cho con gái khi lấy chồng xa.
Người tinh tế có thể nhận ra tâm tư của người gói bánh qua cách rắt lạt |
Chiếc bánh AZưh được tạo nên bởi 5 thành phần chính. Người Pa Kô quan niệm: Gạo nếp là sự sống. Mè đen là thể hiện tình cảm hai bên gia đình trở thành một màu, một ý chí, là sự đùm bọc, che chở, tương trợ nhau trở thành một nhà. Muối là kết quả làm ăn, là mối quan hệ, là sự giao tiếp, công việc suôn sẻ; mọi sự thành đạt như ý. Cối giã là phụ nữ (âm). Chày giã là nam giới (dương). Peng ở giữa là kết quả sự hòa hợp của âm - dương, trở thành AZưh.
Theo chị Hồ Thị Chăn, Peng Azưh thường to bằng cả cái mâm, mỗi một cái bánh cả chục người ăn không hết. Chính vì điều này mà bánh thường được nhà gái làm trong các đám cưới, đám hỏi.
Để làm Peng Azưh được thơm và ngon thì yêu cầu đầu tiên chính là gạo và thứ hai là mè đen. Gạo phải là gạo nếp nương, ngâm lâu hơn gạo nếp thường từ 4-5 tiếng khi đó mới nấu được xôi. Mè đen thì hạt to, tròn, rang nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Ngày xưa, do không có muối, đồng bào thường sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để làm muối. Bởi nếu không có muối thì Peng Azưh sẽ không đậm đà. Người Pa kô thường lấy cua, nướng lên, giã mịn sau đó phơi khô như ruốc bông để cho vào bánh.
Khi xôi nếp nương được đồ thơm nức, mè đen cũng đã được rang chín thì đồng bào sẽ giã bánh. Theo ông Kray Sức, phải chọn người khỏe và giã bánh có kỹ thuật.
Peng Azưh để càng lâu ăn càng thấy ngon, và dễ cắt. Khi ăn sẽ thấy vị bùi bùi thơm thơm của mè, có vị mằn mặn của muối, mềm dẻo của nếp. Nếu chấm với cheo riềng, nhất là riềng rừng thì món ăn càng trở nên hấp dẫn.
Theo vov4.vov.vn