Bắt đầu chuyển sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao từ năm 2017, ông Nguyễn Thanh Tiền, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, cho biết, trước đây nuôi tôm trên 2.000 m2, thu hoạch được 2 tấn, cảm thấy vui mừng. Nay áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thu hoạch đạt 5-6 tấn, đã đem lại lợi nhuận rất cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ông Nguyễn Thanh Tiền cũng chia sẻ, để nuôi tôm theo mô hình ứng dụng này, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, ao nuôi không chỉ lót bạt nilon xung quanh bờ ao mà toàn bộ diện tích nuôi phải được trải bạt, lắp hệ thống xiphong đáy ao để thu gom thức ăn thừa, các chất cặn bả trong quá trình nuôi. Ngoài ra, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi phải có 70% diện tích phụ trợ bao gồm ao nuôi tôm giống, hệ thống ao lắng để lọc sinh học và xử lý mầm bệnh trước khi cấp nước vào ao nuôi. Vì vậy, số hộ nuôi theo mô hình không nhiều do vốn đầu tư ban đầu cao.
Ngoài nguồn vốn đầu tư ao nuôi, con giống, thức ăn, việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cũng gặp khó vì đa phần hộ nuôi nhỏ lẻ, tài chính có hạn nên không thể đầu tư.
Ông Võ Hồng Hải, người nuôi tôm xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc cho rằng, cùng một diện tích nuôi tôm, nếu nuôi theo mô hình công nghệ cao thì cho năng suất cao, có thể đạt 100 tấn/ha. Nhưng, để đạt được điều này đòi hỏi phải có trình độ tiếp thu kỹ thuật, khả năng đầu tư của bà con.
Việc nuôi tôm áp dụng theo mô hình ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả, nhưng thực tế người nuôi khó tiếp cận được hướng đầu tư sản xuất mới này. Nguyên nhân chủ yếu vốn đầu tư cao- đây không chỉ là vấn đề người nuôi quan tâm, mà còn là bài toán đặt ra đối với ngành có liên quan trong việc hỗ trợ kỹ thuật, mà quan trọng nhất là hỗ trợ nguồn vốn.
Hiện Long An thực hiện 4 mô hình thí điểm nuôi tôm công nghệ cao ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Theo ngành chức năng, mỗi mô hình theo đúng công nghệ cao phải đầu tư hơn 500 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, mô hình thí điểm ở Long An chỉ ở mức 120 triệu đồng/ha, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ cao.
Ông Phạm Phú Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An cho biết, với chức năng chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện các mô hình trình diễn về nuôi tôm công nghệ cao. Hiện chưa có một định mức cụ thể để hỗ trợ chương trình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Trung tâm Khuyến nông đang trình UBND tỉnh Long An phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí khi thực hiện mô thí điểm để hỗ trợ cho người nuôi./.
Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm tại hộ ông Nguyễn Thanh Tiền (xã Phước Vĩnh Đông, Huyện Cần Giuộc). Ảnh: Báo Long An online |
Tuy nhiên, bên cạnh đó ông Nguyễn Thanh Tiền cũng chia sẻ, để nuôi tôm theo mô hình ứng dụng này, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, ao nuôi không chỉ lót bạt nilon xung quanh bờ ao mà toàn bộ diện tích nuôi phải được trải bạt, lắp hệ thống xiphong đáy ao để thu gom thức ăn thừa, các chất cặn bả trong quá trình nuôi. Ngoài ra, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi phải có 70% diện tích phụ trợ bao gồm ao nuôi tôm giống, hệ thống ao lắng để lọc sinh học và xử lý mầm bệnh trước khi cấp nước vào ao nuôi. Vì vậy, số hộ nuôi theo mô hình không nhiều do vốn đầu tư ban đầu cao.
Ngoài nguồn vốn đầu tư ao nuôi, con giống, thức ăn, việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cũng gặp khó vì đa phần hộ nuôi nhỏ lẻ, tài chính có hạn nên không thể đầu tư.
Ông Võ Hồng Hải, người nuôi tôm xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc cho rằng, cùng một diện tích nuôi tôm, nếu nuôi theo mô hình công nghệ cao thì cho năng suất cao, có thể đạt 100 tấn/ha. Nhưng, để đạt được điều này đòi hỏi phải có trình độ tiếp thu kỹ thuật, khả năng đầu tư của bà con.
Việc nuôi tôm áp dụng theo mô hình ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả, nhưng thực tế người nuôi khó tiếp cận được hướng đầu tư sản xuất mới này. Nguyên nhân chủ yếu vốn đầu tư cao- đây không chỉ là vấn đề người nuôi quan tâm, mà còn là bài toán đặt ra đối với ngành có liên quan trong việc hỗ trợ kỹ thuật, mà quan trọng nhất là hỗ trợ nguồn vốn.
Hiện Long An thực hiện 4 mô hình thí điểm nuôi tôm công nghệ cao ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Theo ngành chức năng, mỗi mô hình theo đúng công nghệ cao phải đầu tư hơn 500 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, mô hình thí điểm ở Long An chỉ ở mức 120 triệu đồng/ha, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ cao.
Ông Phạm Phú Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An cho biết, với chức năng chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện các mô hình trình diễn về nuôi tôm công nghệ cao. Hiện chưa có một định mức cụ thể để hỗ trợ chương trình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Trung tâm Khuyến nông đang trình UBND tỉnh Long An phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí khi thực hiện mô thí điểm để hỗ trợ cho người nuôi./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN