Riêng khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 tuyến kênh chính gồm Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật với tổng chiều dài khoảng 76 km.
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị thành phố và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ công ích quận 8 thực hiện dịch vụ vớt lục bình, rong cỏ, rác thải trôi nổi trên và ven rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ - rạch Bến Nghé đến hết năm 2018. Trong đó, công tác vớt rác bảo vệ môi trường trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị thành phố thực hiện.
Ông Phan Hồng Hải, Đội trưởng Đội vớt rác kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thuộc Chi nhánh Sài Gòn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị cho biết: Hai tuyến kênh này có chiều dài 15 km được dọn dẹp bởi lực lượng gồm 47 người với 18 tàu, thuyền các loại và 10 xe vận chuyển rác. Mỗi ngày, đơn vị vớt khoảng 13-15 tấn rác, trong đó có khoảng 3 tấn rác do người dân sống hai bên các kênh xả trực tiếp, còn lại là các loại lục bình và rác từ các nơi khác đổ về.
Trước đây, kênh Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó phần lớn là do rác thải bị vứt xuống kênh làm cho khu vực kênh bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm.
Từ năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm, thi công mở rộng, nắn dòng chảy, xây tường kè, đắp bờ kênh, nạo vét bùn và cải tạo kênh rộng từ 6 đến 20 m, hoàn thành vào tháng 4/2015. Từ sau khi kênh được cải tạo, lực lượng chức năng cũng liên tục tiến hành vớt rác, bảo vệ môi trường.
Ông Huỳnh Minh Sơn, Tổ trưởng Tổ vớt rác kênh Tân Hóa - Lò Gốm, cho biết: Tổ có 15 công nhân với 5 tàu, thuyền thực hiện công việc vớt rác 2 đợt mỗi ngày vào sáng và chiều lúc nước lớn, vớt được khoảng 6,5 tấn rác/ngày. Vào mùa mưa, rác từ các khu vực khác đổ về với khối lượng lớn, công nhân phải làm việc cật lực trong nhiều giờ của mỗi đợt để vớt rác trên kênh, không để rác ứ động gây ô nhiễm.
Người dân sống trong khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng tham gia giữ gìn môi trường trong khu vực. Ông Tô Hồng Vân, Tổ trưởng tổ 54, Khu phố 3, Phường 11, Quận 6 cho biết: Trước khi được cải tạo, xây dựng bờ kè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm có rất nhiều rác thải do người dân xả trực tiếp, nhưng không có ai dọn dẹp khiến môi trường ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.
Từ khi kênh được cải tạo và có đội dọn vệ sinh thường xuyên, môi trường ở đây thay đổi rõ rệt, rác không còn ứ đọng và bốc mùi như trước. Người dân trong khu vực đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở nhau không vứt rác xuống kênh. Các hộ dân còn chủ động dọn rác dọc bờ kênh, nhắc nhở người vãng lai đến sinh hoạt tại công viên Lò Gốm không vứt rác xuống kênh để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Theo ông Phan Hồng Hải, trước đây các tổ chủ yếu vớt rác thủ công bằng vợt cán dài và các cây gắp rác, tốn nhiều thời gian và công sức. Nhằm tăng hiệu quả làm việc, hiện các đơn vị đã sử dụng thêm cẩu cạp và bộ phận lọc rác gắn hai bên thuyền giúp đẩy nhanh thời gian vớt rác, đảm bảo vớt hết rác trong thời gian nước lớn. Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác xuống kênh, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu vực này.
Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch vớt rác trên kênh, rạch năm 2019, trong đó Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố phối hợp với Khu Quản lý đường thủy nội địa xây dựng phương án vớt rác trên kênh, rạch trên địa bàn.
Khu Quản lý đường thủy nội địa sẽ tổ chức vớt rác trên toàn tuyến rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ - rạch Bến Nghé. Trong khi đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước sẽ tổ chức vớt rác trên toàn bộ tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
Đồng thời, UBND các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình có trách nhiệm tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giữ gìn vệ sinh, tránh tình trạng xả rác xuống kênh, rạch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trật tự đô thị; tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm./.
Bộ phận cẩu cạp gắn trên thuyền giúp đẩy nhanh tiến độ vớt rác trên kênh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị thành phố và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ công ích quận 8 thực hiện dịch vụ vớt lục bình, rong cỏ, rác thải trôi nổi trên và ven rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ - rạch Bến Nghé đến hết năm 2018. Trong đó, công tác vớt rác bảo vệ môi trường trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị thành phố thực hiện.
Ông Phan Hồng Hải, Đội trưởng Đội vớt rác kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thuộc Chi nhánh Sài Gòn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị cho biết: Hai tuyến kênh này có chiều dài 15 km được dọn dẹp bởi lực lượng gồm 47 người với 18 tàu, thuyền các loại và 10 xe vận chuyển rác. Mỗi ngày, đơn vị vớt khoảng 13-15 tấn rác, trong đó có khoảng 3 tấn rác do người dân sống hai bên các kênh xả trực tiếp, còn lại là các loại lục bình và rác từ các nơi khác đổ về.
Trước đây, kênh Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó phần lớn là do rác thải bị vứt xuống kênh làm cho khu vực kênh bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm.
Từ năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm, thi công mở rộng, nắn dòng chảy, xây tường kè, đắp bờ kênh, nạo vét bùn và cải tạo kênh rộng từ 6 đến 20 m, hoàn thành vào tháng 4/2015. Từ sau khi kênh được cải tạo, lực lượng chức năng cũng liên tục tiến hành vớt rác, bảo vệ môi trường.
Tổ công nhân vệ sinh môi trường vớt rác mỗi ngày trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Ông Huỳnh Minh Sơn, Tổ trưởng Tổ vớt rác kênh Tân Hóa - Lò Gốm, cho biết: Tổ có 15 công nhân với 5 tàu, thuyền thực hiện công việc vớt rác 2 đợt mỗi ngày vào sáng và chiều lúc nước lớn, vớt được khoảng 6,5 tấn rác/ngày. Vào mùa mưa, rác từ các khu vực khác đổ về với khối lượng lớn, công nhân phải làm việc cật lực trong nhiều giờ của mỗi đợt để vớt rác trên kênh, không để rác ứ động gây ô nhiễm.
Người dân sống trong khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng tham gia giữ gìn môi trường trong khu vực. Ông Tô Hồng Vân, Tổ trưởng tổ 54, Khu phố 3, Phường 11, Quận 6 cho biết: Trước khi được cải tạo, xây dựng bờ kè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm có rất nhiều rác thải do người dân xả trực tiếp, nhưng không có ai dọn dẹp khiến môi trường ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.
Từ khi kênh được cải tạo và có đội dọn vệ sinh thường xuyên, môi trường ở đây thay đổi rõ rệt, rác không còn ứ đọng và bốc mùi như trước. Người dân trong khu vực đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở nhau không vứt rác xuống kênh. Các hộ dân còn chủ động dọn rác dọc bờ kênh, nhắc nhở người vãng lai đến sinh hoạt tại công viên Lò Gốm không vứt rác xuống kênh để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Theo ông Phan Hồng Hải, trước đây các tổ chủ yếu vớt rác thủ công bằng vợt cán dài và các cây gắp rác, tốn nhiều thời gian và công sức. Nhằm tăng hiệu quả làm việc, hiện các đơn vị đã sử dụng thêm cẩu cạp và bộ phận lọc rác gắn hai bên thuyền giúp đẩy nhanh thời gian vớt rác, đảm bảo vớt hết rác trong thời gian nước lớn. Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác xuống kênh, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu vực này.
Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch vớt rác trên kênh, rạch năm 2019, trong đó Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố phối hợp với Khu Quản lý đường thủy nội địa xây dựng phương án vớt rác trên kênh, rạch trên địa bàn.
Tổ công nhân vệ sinh môi trường vớt rác mỗi ngày trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Đồng thời, UBND các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình có trách nhiệm tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giữ gìn vệ sinh, tránh tình trạng xả rác xuống kênh, rạch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trật tự đô thị; tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN