Những người lính Cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19

Những người lính Cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Theo Đại tá Đặng Văn Cảnh, Phó Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 7, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Trường Quân sự Quân khu 7, từ ngày 15-19/3, đơn vị đã tiếp nhận 875 công dân thuộc diện thực hiện cách ly y tế tập trung, phần lớn từ các nước châu Âu trở về, trong số này có 50 công dân nước ngoài đến từ 15 quốc gia. Ngày 2/4 vừa qua là đợt thứ 4 cũng là đợt cuối cùng có 200 công dân đã hoàn thành thời gian cách ly theo quy định được trở về gia đình.
Khử trùng cho công dân đã hoàn thành thời gian cách ly y tế trước lúc trở về gia đình. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
Khử trùng cho công dân đã hoàn thành thời gian cách ly y tế trước lúc trở về gia đình. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
 
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, Nhà trường đã tổ chức dồn doanh trại, bố trí hai khu vực cách ly có thể tiếp nhận 1.500 người và đã huy động 90 học viên tham gia vào công tác hỗ trợ cho các công dân được cách ly y tế, thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển cơm nước, đồ đạc, giúp đỡ theo các yêu cầu của công dân được cách ly.

Do đã chuẩn bị chu đáo và quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đến nay, các cán bộ, chiến sỹ Trường Quân sự Quân khu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 giao cho trong tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
 
Theo Đại tá Đặng Văn Cảnh, cơ bản các công dân được cách ly y tế tại trường đã chấp hành tốt nội quy, quy định nhưng không phải tất cả đều suôn sẻ. Có công dân do điều kiện bản thân mà xin đề nghị ra trước thời gian cách ly khiến cán bộ, chiến sỹ phải gặp gỡ, trao đổi, động viên để họ vui vẻ chấp thuận thực hiện hết thời gian cách ly theo quy định. Với các công dân nước ngoài, bên cạnh giải quyết một số vướng mắc từ việc bất đồng ngôn ngữ, nhà trường phải tổ chức sửa chữa lại, thay thế một số thiết bị vệ sinh cho phù hợp với tầm vóc và thói quen của họ.  
 
Dồn doanh trại, nhường phòng cho các công dân được cách ly, trong gần một tháng qua, các cán bộ, chiến sỹ Trường Quân sự Quân khu 7 phải thay đổi cách sinh hoạt như: nơi ở chật hơn, giờ giấc sinh hoạt thất thường. Cũng trong suốt hơn một tháng qua, toàn bộ cán bộ, sỹ quan và lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 đều tập trung tại trường, dù nhà có gần cũng không về, để tập trung phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu là đảm bảo sao cho quá trình cách ly thật trọn vẹn, an toàn tuyệt đối, thể hiện đúng tinh thần người chiến sỹ bộ đội Cụ Hồ “vì nhân dân phục vụ”.
 
Là một trong những người trực tiếp phục vụ, tiếp xúc với những công dân được cách ly, học viên sỹ quan dự bị quân y Võ Đức Trọng chia sẻ: Việc tiếp xúc với những người đang cách ly cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, các chiến sỹ phải chuẩn bị rất cẩn thận kỹ lưỡng đồ bảo hộ như quần áo, găng tay, mũ đội, khẩu trang và duy trì khoảng cách an toàn, để giảm nguy cơ  lây nhiễm xuống mức thấp nhất có thể.
 
Về tâm lý tâm lý, nói thật là lúc đầu cũng lo lắng lắm, nhưng là chiến sỹ nhiệm vụ nào được giao cũng phải nỗ lực hoàn thành. Nếu dịch không được không chế, người nhiễm bệnh có thể là mình, rồi đến gia đình mình và cả xã hội. Vì vậy, anh em động viên nhau cùng cố gắng làm tốt công việc của mình. Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự chu đáo. Khó nhất và áy náy nhất đối với anh em là gặp câu hỏi của các bạn trẻ về thời gian nào hết cách ly, vì điều đó nằm ngoài thẩm quyền của anh em. Vì vậy, mỗi lần tiễn mọi người hết thời gian cách ly y tế, hạnh phúc trở về nhà cũng là niềm vui chung của anh em, vì thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ”, Võ Đức Trọng cho biết.
 
14 ngày vui vẻ, nhẹ nhõm
Sự háo hức, vui mừng bộc lộ rõ qua ánh mắt sau khi nhận “Giấy chứng nhận hoàn thành việc cách ly phòng bệnh COVID-19” vào buổi sáng 2/4, cô gái 20 tuổi Phạm Thị Yến Nhi cho biết, do phải tới tận 7/4 mới có vé về Đà Nẵng, cô sẽ tiếp tục ở lại trường nhưng cô rất vui vì từ nay cô không còn ở chế độ cách ly để có thể làm được những việc mà hơn chục ngày qua vẫn phải nhờ đến các anh bộ đội. Những ngày được cách ly y tế vừa qua là một kỷ niệm khó quên đối với Yến Nhi. Sự e ngại ban đầu vì nỗi lo về nơi ăn, chốn ở, phải làm việc nặng như “bộ đội luyện tập” hay sự kỳ thị với người trong khu cách ly đã nhanh chóng tan biến trước thực tế.
Các chiến sỹ trường Quân sự Quân khu 7 hỗ trợ vận chuyển đồ cho công dân đã hoàn thành xong thời gian cách ly y tế. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
Các chiến sỹ trường Quân sự Quân khu 7 hỗ trợ vận chuyển đồ cho công dân đã hoàn thành xong thời gian cách ly y tế. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
 
Hóa ra vào đây ăn nghỉ rất thoải mái, không hề có sự kỳ thị gì cả. Em vốn tính vui vẻ, hòa đồng nên cũng nhanh có thêm nhiều người bạn, vì thế hôm nay vừa háo hức được về nhà vừa có chút lưu luyến. Không biết nói gì hơn lời cảm ơn chân thành đến các anh bộ đội, những người đã vất vả, giúp đỡ chúng em. Xem những tấm hình các anh bộ đội phải ngủ ngoài trời để nhường  chỗ ở cho người được cách ly, tụi em cũng xót xa lắm mà không biết làm sao. Em vẫn luôn cầu mong bệnh dịch sớm qua để các anh bộ đội đỡ vất vả”, Yến Nhi xúc động chia sẻ.
 
Là một du học sinh ngành Y, hơn ai hết, Lưu Nhã Đình hiểu rõ những hiểm nguy của các cán bộ, chiến sỹ, y bác sỹ khi hàng ngày phải đưa cơm, thuốc men, đo thân nhiệt cho hàng trăm người trong khu cách ly.

Cảm phục những người chăm sóc cho mình,  Lưu Nhã Đình đã viết lên những dòng thư tâm huyết đầy xúc động, chứa đựng những tình cảm chân thành: “Ngày mai là ngày cháu rời khu cách ly ở nhà trường. Không biết tại sao giây phút này nước mắt cháu cứ tuôn trào cảm giác vui buồn lẫn lộn, vui vì sắp về đoàn tụ với gia đình, buồn vì sắp phải xa các cô, chú quân nhân, y bác sĩ ở nơi này mà cháu đã gắn bó suốt 2 tuần nay, tuy không dài nhưng đã khắc ghi những hình ảnh đẹp, những tấm lòng nhiệt huyết hy sinh quên cả sự hiểm nguy, gia đình để phục vụ, chăm lo cho nhân dân mà suốt đời con không thể nào quên được”.
 
Với Lưu Nhã Đình, “14 ngày ở khu cách ly Trường Quân sự Quân khu 7 là 14 ngày vui vẻ và nhẹ nhõm nhất của cháu suốt vài tháng nay. Cháu không chỉ được về quê hương, về nhà, được nghe và nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ mà cháu không cần phải căng thẳng một mình ở nơi quê người chống chọi với bệnh dịch”.
 
Cùng chung sự trân trọng với những người chiến sỹ đã hỗ trợ mình trong nhiều ngày qua, anh Hoàng Đức Thịnh, quê ở Nghệ An, lưu học sinh tại Pháp cho biết: Từ ngày 17/3 đến nay, nhóm bạn anh từ châu Âu trở về đã luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo của các anh bộ đội. Những ngày trong khu cách ly tại Trường Quân sự Quân khu 7 đã giúp các bạn thấu hiểu hơn về sự hy sinh, tinh thần phục vụ của người bộ đội. Đó sẽ là niềm tự hào về truyền thống yêu thương đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn của người dân Việt Nam mà các bạn sẽ kể với bạn bè quốc tế sau này.
 
Không chỉ nhiệt tình, chu đáo hỗ trợ chúng tôi trong sinh hoạt, chăm sóc kiểm tra y tế các anh bộ đội còn rất ân cần quan tâm đến từng người, động viên mọi người vững tâm, đồng lòng đoàn kết cùng nhau chống dịch trong những thời gian cách ly. Sự cẩn thận, chu toàn của các anh đã làm cho chúng tôi rất cảm động. Thậm chí đến hôm nay, các anh còn tiếp tục giúp đỡ mọi người trong việc đặt vé máy bay, đưa mọi người về quê hương. Những việc làm đó của các anh sẽ là chúng tôi mãi không quên mỗi khi nhắc về những ngày đã từng ở đây”, Hoàng Đức Thịnh xúc động chia sẻ.
 
Những chiếc xe chở công dân sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế trở về gia đình mang đến niềm vui, hạnh phúc cho sự đoàn tụ đã rời khỏi Trường Quân sự Quân khu 7 nhưng các cán bộ, chiến sỹ nơi đây không được nghỉ ngơi mà lập tức bắt tay vào việc tẩy trùng cơ sở doanh trại, chuẩn bị quân tư trang, sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ mới trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Không chỉ tại Trường Quân sự Quân khu 7, trên cả nước, những người chiến sỹ Bộ đội Cụ Hồ vẫn đã và đang nỗ lực trong những việc làm thầm lặng mà cao cả, đi đầu trong cuộc chiến đấu phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và sự bình yên, hạnh phúc cho nhân dân./.
             Xuân Khu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.