Đây là lần thứ 8 NASA thành công trong việc đưa một thiết bị thăm dò lên bề mặt sao Hỏa và là lần đầu tiên kể từ năm 2012 khi robot thăm dò Curiosity đáp xuống bề mặt hành tinh Đỏ. Trong lịch sử, con người đã 43 lần nỗ lực đưa tàu thăm dò, thám hiểm hay tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo lên chinh phục sao Hỏa nhưng tỷ lệ thất bại lên tới trên 50%. NASA là cơ quan vũ trụ duy nhất thực hiện thành công nhiệm vụ này và cũng đang đầu tư cho các sứ mệnh khám phá tự động trước khi thực sự đưa con người lên sao Hỏa theo dự kiến vào giữa những năm 2030.
Với vận tốc nhanh hơn vận tốc di chuyển của đầu đạn ở mức 19.800km/h cùng với lớp bảo vệ cách nhiệt bên ngoài, InSight đã vượt qua trường ma sát cực mạnh để thâm nhập bầu khí quyển của sao Hỏa. Lớp bảo vệ cách nhiệt đạt tới nhiệt độ 1.500 độ C trước khi bị loại bỏ để 3 càng tiếp đất bung ra cùng dù hạ cánh giúp InSight đáp xuống bề mặt sao Hỏa an toàn. NASA đang hồi hộp chờ đợi InSight mở các thanh tiếp nhận năng lượng mặt trời thành công như thiết kế vì năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng duy nhất phục vụ hoạt động của InSight trên sao Hỏa. InSight cũng đã gửi về những hình ảnh đầu tiên tuy chưa thực sự rõ ràng vì lớp bụi tung lên sau quá trình đáp xuống bề mặt sao Hỏa. Theo những tín hiệu đầu tiên nhận được, tàu thăm dò tổng trị giá gần 1 tỷ USD của NASA đang trong tình trạng tốt.
InSight mang theo những thiết bị tân tiến do một số cơ quan hàng không vũ trụ của châu Âu đóng góp. CNES của Pháp đã mang tới thiết bị cảm biến địa chấn SEIS trong khi DLR của Đức cung cấp thiết bị đào tự động có thể đào sâu 5m vào trong bề mặt sao Hỏa để đo các dòng nhiệt. Centro de Astrobiologia của Tây Ban Nha đã thiết kế thiết bị cảm ứng gió trong khi 3 trong số các thiết bị đo địa chấn của InSight cũng được cơ quan hàng không vũ trụ Anh thiết kế và phát triển. Các thiết bị này sẽ góp phần tạo ra một bức tranh 3 chiều về các diễn biến địa chất trên sao Hỏa để các nhà khoa học thêm hiểu biết về những diễn biến trong lòng sao Hỏa và khám phá quá trình hình thành hành tinh này từ hàng tỷ năm trước.
NASA cho biết cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence rất quan tâm tới nhiệm vụ lần này của NASA và đều đã gọi điện chúc mừng thành quả mới đạt được. Việc thực hiện thành công nhiệm vụ lần này càng cho thấy ngày mà con người đặt chân lên sao Hỏa sẽ không xa và việc thực hiện mục tiêu này vào giữa những năm 2030 là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Với vận tốc nhanh hơn vận tốc di chuyển của đầu đạn ở mức 19.800km/h cùng với lớp bảo vệ cách nhiệt bên ngoài, InSight đã vượt qua trường ma sát cực mạnh để thâm nhập bầu khí quyển của sao Hỏa. Lớp bảo vệ cách nhiệt đạt tới nhiệt độ 1.500 độ C trước khi bị loại bỏ để 3 càng tiếp đất bung ra cùng dù hạ cánh giúp InSight đáp xuống bề mặt sao Hỏa an toàn. NASA đang hồi hộp chờ đợi InSight mở các thanh tiếp nhận năng lượng mặt trời thành công như thiết kế vì năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng duy nhất phục vụ hoạt động của InSight trên sao Hỏa. InSight cũng đã gửi về những hình ảnh đầu tiên tuy chưa thực sự rõ ràng vì lớp bụi tung lên sau quá trình đáp xuống bề mặt sao Hỏa. Theo những tín hiệu đầu tiên nhận được, tàu thăm dò tổng trị giá gần 1 tỷ USD của NASA đang trong tình trạng tốt.
InSight mang theo những thiết bị tân tiến do một số cơ quan hàng không vũ trụ của châu Âu đóng góp. CNES của Pháp đã mang tới thiết bị cảm biến địa chấn SEIS trong khi DLR của Đức cung cấp thiết bị đào tự động có thể đào sâu 5m vào trong bề mặt sao Hỏa để đo các dòng nhiệt. Centro de Astrobiologia của Tây Ban Nha đã thiết kế thiết bị cảm ứng gió trong khi 3 trong số các thiết bị đo địa chấn của InSight cũng được cơ quan hàng không vũ trụ Anh thiết kế và phát triển. Các thiết bị này sẽ góp phần tạo ra một bức tranh 3 chiều về các diễn biến địa chất trên sao Hỏa để các nhà khoa học thêm hiểu biết về những diễn biến trong lòng sao Hỏa và khám phá quá trình hình thành hành tinh này từ hàng tỷ năm trước.
NASA cho biết cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence rất quan tâm tới nhiệm vụ lần này của NASA và đều đã gọi điện chúc mừng thành quả mới đạt được. Việc thực hiện thành công nhiệm vụ lần này càng cho thấy ngày mà con người đặt chân lên sao Hỏa sẽ không xa và việc thực hiện mục tiêu này vào giữa những năm 2030 là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Lê Ánh