Hội nghị thu hút sự tham gia của 12 diễn giả, là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ và vật liệu nano từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam; trong đó nổi bật có Giáo sư Sumio Iijima (Đại học Meijo, Nhật Bản), người đã phát minh ra vật liệu carbon nanotube năm 1991, đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển một cách thần kỳ của công nghệ và vật liệu nano tại Nhật Bản và thế giới. Giáo sư Munir Nayfeh (Đại học Illinois, Hoa Kỳ), người phát minh ra vật liệu nano silicon có tính chất phát quang và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y sinh và trị liệu ung thư…
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ và vật liệu nano được chọn là một trong bốn lĩnh vực đầu tư trọng điểm của Khu Công nghệ cao nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung trong gần hai thập niên vừa qua.
Đây là một trong những công nghệ tiên tiến được đầu tư, nghiên cứu mạnh mẽ trên thế giới vì tầm ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng rộng lớn của nó đến nhiều ngành công nghiệp quan trọng như vật liệu, điện tử, vi mạch bán dẫn, y sinh học, thực phẩm, hàng không vũ trụ...
Thông qua hội nghị, ông Lê Hoài Quốc mong muốn giúp kết nối và tăng cường các quan hệ trao đổi hợp tác giữa các trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và vật liệu nano; đồng thời sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ trường đại học, viện nghiên cứu cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu phục vụ nhu cầu thị trường.
Tại hội nghị, các chuyên gia đã trình bày về những nghiên cứu cũng như ứng dụng liên quan đến công nghệ nano và vật liệu mới như: vật liệu và công nghệ bán dẫn tiên tiến dành cho phương pháp trị liệu ứng dụng bionano; sản xuất aerogel từ chất thải công nghiệp; biến chất thải ao nuôi tôm thành năng lượng điện; cảm biến quang tử nano và điện sinh hóa cho chẩn đoán y sinh; composite của cellulose vi khuẩn gắn nano bạc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh; chế tạo dung dịch keo hạt nano bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma cobalt-60…/.
Đại biểu tìm hiểu về các sản phẩm từ ứng dụng công nghệ nano được trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Đây là một trong những công nghệ tiên tiến được đầu tư, nghiên cứu mạnh mẽ trên thế giới vì tầm ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng rộng lớn của nó đến nhiều ngành công nghiệp quan trọng như vật liệu, điện tử, vi mạch bán dẫn, y sinh học, thực phẩm, hàng không vũ trụ...
Thông qua hội nghị, ông Lê Hoài Quốc mong muốn giúp kết nối và tăng cường các quan hệ trao đổi hợp tác giữa các trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và vật liệu nano; đồng thời sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ trường đại học, viện nghiên cứu cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu phục vụ nhu cầu thị trường.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN