Sinh ra ở tỉnh Bình Dương, khi mới 4 tuổi, Hồ Tường theo cha là võ sư Hồ Văn Lành học võ phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà (một nhánh của võ cổ truyền Việt Nam). 59 năm theo đuổi võ cổ truyền Việt Nam, võ sư Hồ Tường có sự am hiểu tường tận về cội nguồn cũng như những đặc sắc của võ thuật Việt Nam.
Theo ông Hồ Tường, võ cổ truyền Việt Nam được cha ông hình thành từ thời xa xưa để dựng nước, giữ nước, đả hổ, chống cướp bóc (ở những vùng mới khai hoang). Võ Việt Nam có ba nhánh, một nhánh là võ kinh (võ kinh đô sử dụng ở triều đình), võ lâm (võ dùng trong dân gian) và nhánh võ lưu truyền trong các dòng họ. Võ Việt Nam sử dụng đến 40 loại binh khí, trong thế tấn công luôn có phòng thủ, sử dụng các đòn tấn công liên hoàn, không chú trọng hình thức mà tập trung đến hiệu quả của đòn thế.
Am hiểu 100 bài quyền và 100 bài binh khí, mong muốn truyền những hiểu biết và kiến thức võ thuật của mình cho võ sinh, võ sư Hồ Tường đã viết 20 cuốn sách về võ cổ truyền Việt Nam. Ông tâm đắc nhất với cuốn “Tìm hiểu võ thuật Việt Nam” nêu bật những nội dung cốt yếu của võ cổ truyền Việt Nam.
Trước đây, khi đi dạy môn Văn hóa tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, võ sư Hồ Tường nghe nhiều sinh viên bày tỏ mong muốn được học võ nhưng không có nhiều chi phí. Vì vậy, ông quyết định thành lập lớp võ miễn phí dành cho sinh viên yêu thích võ thuật. Đầu năm 1995, ông đề xuất với Ban Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp võ miễn phí và duy trì cho đến nay. Qua hơn 12 năm, hàng ngàn học sinh, sinh viên được tham gia các lớp võ miễn phí của ông.
Nhiều học trò trưởng thành từ các lớp võ miễn phí của võ sư Hồ Tường, trở thành võ sư, thầy dạy võ ở các nơi. Học trò Trần Long Tô Châu nay là Trưởng bộ môn võ tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 4. Võ sư Trần Long Tô Châu chia sẻ: "Nhờ sự hướng dẫn và chỉ dạy của thầy Hồ Tường, tôi đã trở thành người huấn luyện võ thuật, nối tiếp con đường của thầy, truyền niềm đam mê võ thuật đến với võ sinh".
Cũng trưởng thành từ lớp võ miễn phí dành cho sinh viên của võ sư Hồ Tường, võ sư Trần Văn Minh cho biết: "10 năm trước, khi còn là sinh viên năm nhất của Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, qua sự giới thiệu của bạn bè, tôi tham gia lớp võ miễn phí tại Nhà Văn hóa Thanh Niên. Sự nhiệt tình với học viên và tâm huyết với nghề võ của thầy Hồ Tường đã giúp tôi gắn bó với võ cổ truyền Việt Nam. Hiện nay ngoài công việc chính, tôi dạy võ tại xã Tân Phước Khánh thuộc tỉnh Bình Dương và Đại học Công nghệ -Thành phố Hồ Chí Minh".
Chia sẻ về những lớp võ miễn phí dành cho học sinh, sinh viên, võ sư Hồ Tường cho hay, các lớp võ miễn phí tạo môi trường vận động và rèn luyện sức khỏe cho học sinh, sinh viên vốn khó khăn về tài chính. Học võ giúp võ sinh có khả năng tự vệ trong các trường hợp bị tấn công, cướp giật cũng như rèn luyện bản lĩnh, nhân cách. Đây cũng là cách để bảo tồn và phát triển môn võ cổ truyền Việt Nam.
Với mong muốn nâng tầm môn cờ người cũng như quảng bá võ cổ truyền Việt Nam, năm 1989, võ sư Hồ Tường cùng võ sư Lê Văn Vân phối hợp với Hội Cờ tướng Thành phố Hồ Chí Minh thành lập đội cờ người võ thuật.
Theo đó, khi trình diễn, một bàn cờ người võ thuật thường rộng 100 m2, phần “sông” ở giữa là nơi giao đấu của các quân cờ. Tham gia cờ người võ thuật là những võ sinh có đẳng cấp. Một ván cờ người thường có khoảng 20 trận giao đấu, được điều khiển bởi các kỳ thủ hoặc diễn lại những ván cờ nổi tiếng. Các quân cờ người có thể đấu võ tay không hoặc kết hợp các loại binh khí.
Theo võ sư Hồ Tường, bên cạnh mục tiêu giải trí đối với người xem, cờ người võ thuật rèn luyện nhiều kỹ năng cho các võ sinh. Việc phải thi đấu biểu diễn khiến các võ sinh vừa trau dồi thêm nhiều kỹ năng khó, vừa rèn luyện yếu tố tâm lý vững vàng khi thi đấu dưới mắt người xem.
Từ một đội cờ người ban đầu, đến năm 2007, võ sư Hồ Tường đã hình thành ba đội cờ người và giao các học trò phụ trách, tổ chức biểu diễn đáp ứng yêu cầu của nhiều nơi. Hiện nay, các võ sinh trong lớp võ của ông vẫn thường xuyên tổ chức biểu diễn cờ người võ thuật như một hoạt động giải trí sau khi tập luyện võ thuật.
Bên cạnh các lớp võ miễn phí dành cho học sinh, sinh viên, lớp võ dưỡng sinh dành cho người cao tuổi, võ sư Hồ Tường vừa mở thêm lớp võ tự vệ dành cho những người không có nhiều thời gian tham gia lớp võ thuật, tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào sáng Chủ nhật hàng tuần./.
Võ sư Hồ Tường cùng võ sinh quan sát các thế tự vệ. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN. |
Am hiểu 100 bài quyền và 100 bài binh khí, mong muốn truyền những hiểu biết và kiến thức võ thuật của mình cho võ sinh, võ sư Hồ Tường đã viết 20 cuốn sách về võ cổ truyền Việt Nam. Ông tâm đắc nhất với cuốn “Tìm hiểu võ thuật Việt Nam” nêu bật những nội dung cốt yếu của võ cổ truyền Việt Nam.
Trước đây, khi đi dạy môn Văn hóa tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, võ sư Hồ Tường nghe nhiều sinh viên bày tỏ mong muốn được học võ nhưng không có nhiều chi phí. Vì vậy, ông quyết định thành lập lớp võ miễn phí dành cho sinh viên yêu thích võ thuật. Đầu năm 1995, ông đề xuất với Ban Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp võ miễn phí và duy trì cho đến nay. Qua hơn 12 năm, hàng ngàn học sinh, sinh viên được tham gia các lớp võ miễn phí của ông.
Các võ sinh thực hiện thế phòng vệ tại lớp Võ cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN. |
Cũng trưởng thành từ lớp võ miễn phí dành cho sinh viên của võ sư Hồ Tường, võ sư Trần Văn Minh cho biết: "10 năm trước, khi còn là sinh viên năm nhất của Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, qua sự giới thiệu của bạn bè, tôi tham gia lớp võ miễn phí tại Nhà Văn hóa Thanh Niên. Sự nhiệt tình với học viên và tâm huyết với nghề võ của thầy Hồ Tường đã giúp tôi gắn bó với võ cổ truyền Việt Nam. Hiện nay ngoài công việc chính, tôi dạy võ tại xã Tân Phước Khánh thuộc tỉnh Bình Dương và Đại học Công nghệ -Thành phố Hồ Chí Minh".
Chia sẻ về những lớp võ miễn phí dành cho học sinh, sinh viên, võ sư Hồ Tường cho hay, các lớp võ miễn phí tạo môi trường vận động và rèn luyện sức khỏe cho học sinh, sinh viên vốn khó khăn về tài chính. Học võ giúp võ sinh có khả năng tự vệ trong các trường hợp bị tấn công, cướp giật cũng như rèn luyện bản lĩnh, nhân cách. Đây cũng là cách để bảo tồn và phát triển môn võ cổ truyền Việt Nam.
Với mong muốn nâng tầm môn cờ người cũng như quảng bá võ cổ truyền Việt Nam, năm 1989, võ sư Hồ Tường cùng võ sư Lê Văn Vân phối hợp với Hội Cờ tướng Thành phố Hồ Chí Minh thành lập đội cờ người võ thuật.
Lớp học võ của võ sư Hồ Tường tại Nhà văn hóa Thanh Niên quận 1. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN. |
Theo võ sư Hồ Tường, bên cạnh mục tiêu giải trí đối với người xem, cờ người võ thuật rèn luyện nhiều kỹ năng cho các võ sinh. Việc phải thi đấu biểu diễn khiến các võ sinh vừa trau dồi thêm nhiều kỹ năng khó, vừa rèn luyện yếu tố tâm lý vững vàng khi thi đấu dưới mắt người xem.
Từ một đội cờ người ban đầu, đến năm 2007, võ sư Hồ Tường đã hình thành ba đội cờ người và giao các học trò phụ trách, tổ chức biểu diễn đáp ứng yêu cầu của nhiều nơi. Hiện nay, các võ sinh trong lớp võ của ông vẫn thường xuyên tổ chức biểu diễn cờ người võ thuật như một hoạt động giải trí sau khi tập luyện võ thuật.
Bên cạnh các lớp võ miễn phí dành cho học sinh, sinh viên, lớp võ dưỡng sinh dành cho người cao tuổi, võ sư Hồ Tường vừa mở thêm lớp võ tự vệ dành cho những người không có nhiều thời gian tham gia lớp võ thuật, tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào sáng Chủ nhật hàng tuần./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN