Susuharai – Ngày tổng vệ sinh
Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được tổng vệ sinh để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, sạch sẽ đón năm mới.
Treo đồ trang trí
Người Nhật thường treo Shimenawa trước cửa nhà hay trên bàn thờ với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ, chào đón những vị thần và những điều may mắn sẽ đến, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam. Mỗi nhà sẽ có cách trang trí khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn.
Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được tổng vệ sinh để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, sạch sẽ đón năm mới.
Treo đồ trang trí
Người Nhật thường treo Shimenawa trước cửa nhà hay trên bàn thờ với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ, chào đón những vị thần và những điều may mắn sẽ đến, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam. Mỗi nhà sẽ có cách trang trí khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn.
Shimenawa treo trước cửa nhà hoặc trên bàn thờ |
Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Ngoài ra, lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ, Kadomatsu có hình giống cái thang để thần năm mới Toshigami xuống hạ giới đem may mắn đến cho mọi nhà.
Kadomatsu đặt ở cạnh cửa |
Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người Nhật treo Wakazari ở bếp với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.
Wakazari treo trong bếp |
Ăn mì trường thọ Toshikishi Soba
31/12 - đêm tất niên, là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần
Giống như tục đón Tết âm lịch tại Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính và muốn được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.
Ngày 1/1 là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật.
Bánh dày Ozoni
Trong truyền thuyết của Nhật Bản, vị thần Toshidon xuất hiện vào mùng 1 tết và ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết. Món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.
Hộp đồ ăn Osechi
Một đồ ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi, một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy.
Otoshidama – Tiền lì xì
Thêm một phong tục Tết khá giống với Tết tại Việt Nam đó là lì xì. Người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng.
Theo vntravellive.com