Đây là lần thứ 5 liên tiếp AmCham Việt Nam tổ chức sự kiện Ngày hội nhà cung cấp, đồng thời khác với những năm vừa qua, năm nay AmCham Việt Nam mở rộng quy mô và thay đổi cách thức tiếp cận cho nhà cung cấp và nhà sản xuất để góp phần phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. Đơn cử, khu vực triển lãm với gần 70 gian hàng từ các doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề khác nhau và 90 nhà cung cấp tham gia trưng bày, tìm hiểu và kết nối.
Song song đó, trong khuôn khổ Ngày hội nhà cung cấp 2018, các chuyên gia cập nhật, chia sẻ thông tin từ Ngân hàng Thế giới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu như LinkSME, WeConnect, Dream Builder…
Theo ông Brian Mtonya, chuyên gia kinh tế cao cấp từ Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam sự thiếu hụt nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh trong hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp về chất lượng, số lượng và giá cả cho doanh nghiệp nước ngoài. Nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam phản ánh khó tiếp cận tài chính hơn so với doanh nghiệp từ các nước đồng đẳng, hay thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao.
Còn ông Michael Trueblood, chuyên gia Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng, các mục tiêu của USAID về phát triển kinh tế quốc gia không nằm ngoài việc giúp Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội vào hoạt động phát triển kinh tế. Thông qua các hoạt động cụ thể củng cố khung năng lực xây dựng mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và doanh nghiệp Nhà nước.
Trong các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của 5 ngành kinh doanh được xác định thông qua dự án LinkSME. Đây là dự án hướng đến việc tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống trong quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và doanh nghiệp Nhà nước. Dự án này, cũng cho phép cải thiện đáng kể về mức độ liên kết của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, trong phân tích về chất lượng quản lý và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ông Đậu Anh Tuấn, chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ ra các xu hướng tích cực như chi phí không chính thức giảm, sự đồng hành của chính quyền.
Tuy nhiên, vẫn còn những điều đáng lo ngại như tiếp cận đất đai, tính minh bạch, thiết chế pháp lý... Còn về tình hình lao động vẫn còn khó khăn trong tuyển dụng nhân lực trình độ cao, chỉ 31% doanh nghiệp FDI hài lòng về chất lượng lao động, quan hệ lao động có cải thiện.
Mặt khác, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của khu vực tư nhân ngày càng lớn hơn song quy mô doanh nghiệp lại có chiều hướng nhỏ đi. Với những lý giải được đưa ra như gánh nặng về quy định chất lượng cơ sở hạ tầng kém, hạn chế tiếp cận vốn ...
Chính vì vậy, ông Frank Weiand, Đồng Chủ tịch Ban Sản xuất AmCham, Giám đốc Kết nối Khối doanh nghiệp nước ngoài, Dự án LinkSME cho hay, nhà cung cấp nội địa cần chú ý nhiều điều khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, vấn đề lớn nhất các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành khác nhau của Việt Nam là liên quan đến việc “hiểu khách hàng”. Đây là vấn đề mấu chốt và hiểu rõ cách thức bắt đầu giới thiệu công ty của mình một cách chuyên nghiệp cũng như đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp nên làm việc như thế nào với doanh nghiệp nước ngoài.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục tình trang bị doanh nghiệp sản xuất nước ngoài than phiền về việc tương tác trả lời email, câu hỏi hoặc yêu cầu báo giá từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có biện pháp áp dụng cách giải quyết vấn đề chuyên nghiệp và hỗ trợ chuyên nghiệp khi vấn đề xảy ra. Ngược lại, các nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ khách hàng vì điều họ quan tâm nhất là họ nhận được hàng đúng thời gian và chất lượng./.
Doanh nghiệp thông tin sản phẩm, dịch vụ đến đối tác. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN |
Song song đó, trong khuôn khổ Ngày hội nhà cung cấp 2018, các chuyên gia cập nhật, chia sẻ thông tin từ Ngân hàng Thế giới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu như LinkSME, WeConnect, Dream Builder…
Theo ông Brian Mtonya, chuyên gia kinh tế cao cấp từ Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam sự thiếu hụt nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh trong hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp về chất lượng, số lượng và giá cả cho doanh nghiệp nước ngoài. Nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam phản ánh khó tiếp cận tài chính hơn so với doanh nghiệp từ các nước đồng đẳng, hay thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao.
Còn ông Michael Trueblood, chuyên gia Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng, các mục tiêu của USAID về phát triển kinh tế quốc gia không nằm ngoài việc giúp Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội vào hoạt động phát triển kinh tế. Thông qua các hoạt động cụ thể củng cố khung năng lực xây dựng mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và doanh nghiệp Nhà nước.
Trong các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của 5 ngành kinh doanh được xác định thông qua dự án LinkSME. Đây là dự án hướng đến việc tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống trong quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và doanh nghiệp Nhà nước. Dự án này, cũng cho phép cải thiện đáng kể về mức độ liên kết của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, trong phân tích về chất lượng quản lý và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ông Đậu Anh Tuấn, chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ ra các xu hướng tích cực như chi phí không chính thức giảm, sự đồng hành của chính quyền.
Tuy nhiên, vẫn còn những điều đáng lo ngại như tiếp cận đất đai, tính minh bạch, thiết chế pháp lý... Còn về tình hình lao động vẫn còn khó khăn trong tuyển dụng nhân lực trình độ cao, chỉ 31% doanh nghiệp FDI hài lòng về chất lượng lao động, quan hệ lao động có cải thiện.
Các nhà cung cấp giới thiệu sản phẩm sản xuất. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN |
Mặt khác, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của khu vực tư nhân ngày càng lớn hơn song quy mô doanh nghiệp lại có chiều hướng nhỏ đi. Với những lý giải được đưa ra như gánh nặng về quy định chất lượng cơ sở hạ tầng kém, hạn chế tiếp cận vốn ...
Chính vì vậy, ông Frank Weiand, Đồng Chủ tịch Ban Sản xuất AmCham, Giám đốc Kết nối Khối doanh nghiệp nước ngoài, Dự án LinkSME cho hay, nhà cung cấp nội địa cần chú ý nhiều điều khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, vấn đề lớn nhất các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành khác nhau của Việt Nam là liên quan đến việc “hiểu khách hàng”. Đây là vấn đề mấu chốt và hiểu rõ cách thức bắt đầu giới thiệu công ty của mình một cách chuyên nghiệp cũng như đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp nên làm việc như thế nào với doanh nghiệp nước ngoài.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục tình trang bị doanh nghiệp sản xuất nước ngoài than phiền về việc tương tác trả lời email, câu hỏi hoặc yêu cầu báo giá từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có biện pháp áp dụng cách giải quyết vấn đề chuyên nghiệp và hỗ trợ chuyên nghiệp khi vấn đề xảy ra. Ngược lại, các nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ khách hàng vì điều họ quan tâm nhất là họ nhận được hàng đúng thời gian và chất lượng./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN