Ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh nhìn từ công tác quy hoạch - Bài 3: Quy hoạch chống ngập đi sau... ngập

Ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh nhìn từ công tác quy hoạch - Bài 3: Quy hoạch chống ngập đi sau... ngập

* Công trình chống ngập triển khai chậm 

Để giải quyết vấn đề thoát nước của thành phố đến năm 2020, từ năm 2001 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 752/QĐ-TTg (gọi tắt là quy hoạch 752); đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1547/QĐ-TTg (gọi tắt là quy hoạch 1547) quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố. Quy hoạch 752 xác định diện tích vùng nghiên cứu rộng 581km2, được chia thành 6 vùng thoát nước gồm trung tâm, Bắc, Nam, Tây, Đông Bắc, Đông Nam thành phố. Thực hiện quy hoạch này, hiện nay thành phố chỉ mới đầu tư nâng cấp được 1.344 km trong số 6.000 km hệ thống cống thoát nước (đạt 27,4%), nạo vét, cải tạo 4 trục tiêu thoát nước chính dài 60,3 km trong số 5.075 km (đạt 1,19%). 

Triều cương kết hợp với mưa lớn gây ngập nặng tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ- TTXVN
Triều cương kết hợp với mưa lớn gây ngập nặng tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ- TTXVN


Đối với vùng trung tâm, thành phố đã và đang triển khai dự án vệ sinh mội trường, cải thiện môi trường nước, nâng cấp đô thị, qua đó đầu tư 588km/780km tuyến kênh (75%), vùng Bắc đầu tư 456km/1.525km (30%), vùng Tây đầu tư 607km/451km; vùng Nam đầu tư 510km/862km (59%), vùng Đông Bắc đầu tư 208km/1.045km (20%), vùng Đông Nam đầu tư 224km/1.326km (đạt 17%). Về xây dựng hệ thống hồ điều tiết, thành phố đang hoàn thiện quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán để giảm ngập úng, xác định 103 vị trí cần xây dựng nhưng hiện cũng chỉ mới triển khai được 3 hồ điều tiết là công viên Gò Dưa (quận Thủ Đức), khu vực Bàu Cát (quận Tân Bình) và công viên Khánh Hội (quận 4). 

Trong khi đó, quy hoạch 1547 xác định, diện tích vùng nghiên cứu quy mô 968.500 ha; trong đó, khu vực Tp. Hồ Chí Minh là 209.500 ha, còn lại là vùng phụ cận (hạ du sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông). Thực hiện quy hoạch 1547 thành phố đã triển khai dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn (Bến Súc - Vàm Thuật với đoạn đê dài 64,33 km, diện tích bảo vệ 11.315 ha), hoàn thành dự án xây dựng cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè và dự án 5 cống tại quận Thủ Đức, xây đê bờ tả sông Sài Gòn (Cầu Bình Phước - Rạch Cầu Ngang với 424m đê, 4 cống), xây kè ngăn triều chống ngập tại phường 16, quận 8 (hoàn thành cống kiểm soát triều rạch Ruột Ngựa), xây bờ kè khu phố 8, quận Thủ Đức (hoàn thành 694m đê kè). 

Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù đạt được nhiều kết quả, giảm ngập tại nhiều vị trí, nhưng do việc thực hiện quy hoạch diễn ra rất chậm nên hiệu quả công tác chống ngập còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch đô thị không theo kịp tốc độ gia tăng dân số. Trong quá trình xây dựng, một số tuyến đường chính được nâng cao theo đúng cao trình quy hoạch (2m), nhưng đa số nhà dân có cốt nền thấp hơn, hệ thống thoát nước lại không được đấu nối đồng bộ dẫn đến nước chảy tràn vào nhà dân mỗi khi mưa lớn. 

Cùng với đó, quản lý đô thị diễn ra lỏng lẻo để nhiều dự án san lấp rạch nhưng không xây hồ điều tiết khiến nhiều khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp. Tình trạng bê tông hóa hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ ngày càng cao, làm giảm khả năng điều tiết nước, hạn chế diện tích thẩm thấu. Tính từ đầu năm 2016 đến nay có 65 vị trí lấn chiếm kênh rạch, đã xử lý được 2 vị trí. Ngoài ra thành phố đang tiếp tục xử lý 92 tuyến cống, 104 hầm ga, 59 cửa xả bị lấn chiếm. 

* Phát triển đô thị quá "nóng" 

Theo nhiều chuyên gia, ngoài lý do thực hiện quy hoạch chống ngập chậm chạp còn phải kể đến việc phát triển đô thị quá "nóng" nhằm đáp ứng tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã khiến công tác chống ngập chưa hiệu quả, thậm chí thành phố đang phải "trả giá" cho nhiều vấn đề về quy hoạch. 

Tại hội thảo được tổ chức gần đây ở Tp. Hồ Chí Minh liên quan đến quy hoạch đô thị, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, từ năm 1990, chính quyền thành phố chủ trương phát triển về phía Nam, tiến ra biển Đông với việc hình thành nhà máy điện Phú Mỹ (1, 2), khu chế xuất Tân Thuận, khu đô thị cảng Hiệp Phước… Tuy nhiên, phía Nam được xem là vùng trũng nhất, như một "túi chứa nước", mỗi khi triều cường hoặc mưa lớn thì nước mặt đổ dần về đây để cứu thành phố khỏi ngập. Chính việc phát triển khu Nam thiếu kiểm soát đã làm mất hoàn toàn túi nước, đưa đến tình cảnh ngập sâu và rộng ở nội thành, các điểm ngập gia tăng từng năm như hiện nay. 


Dưới góc độ thực hiện quy hoạch, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, công tác quy hoạch của thành phố còn bất cập, chưa tích hợp được quy hoạch đô thị với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch sử dụng đất. Việc lựa chọn đất và định hướng phát triển đô thị chưa được đánh giá một cách đầy đủ, nhất là quy hoạch các khu công nghiệp, phát triển đô thị mới ở khu vực phía Nam vốn thấp vũng và là khu vực thoát nước của thành phố. 

PGS.TS Lưu Đức Cường, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia cho rằng. diện tích ao hồ, kênh rạch bị san lấp tăng lên khiến khả năng thoát nước tại chỗ của khu vực này bị giảm xuống trong khi diện tích bê tông hóa do thi công dự án nhiều thêm khiến lượng nước chảy trên bề mặt không thoát kịp vào lòng đất. Trong vòng 15 năm trở lại đây, Tp. Hồ Chí Minh đã biến mất 47 con kênh (rạch Ông Kích, Bà Lài, rạch Cụt, Đầm Sen, Ao Sen…) với tổng diện tích 16,4 ha, việc san lấp 7,4 ha hồ Bình Tiên càng khiến khả năng chứa nước của hệ thống ao hồ, vùng ngập nước của thành phố giảm 10 lần. 

"Quá trình đô thị hóa tự phát hoặc đô thị hóa dưới chính sách sai lầm về vị trí phát triển, cách thức phát triển đã gián tiếp gây nên ngập lụt. Điển hình là sự phát triển mạnh mẽ về phía Nam thành phố trên nền đất yếu, thấp hay sự phát triển tự phát hai bên bờ sông Sài Gòn về phía thượng lưu đã khiến hàng ngàn héc ta diện tích chứa nước bị biến mất”, PGS.TS Lưu Đức Cường phân tích. 



Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.