Để hoàn thành các mục tiêu trên, ông Trần Vĩnh Tuyến, đề nghị ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng và đề xuất UBND thành phố các phương án tăng thu một số loại phí, thuế, nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật cũng như thu đúng, thu đủ để thành phố tăng nguồn thu, phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, đề nghị ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực chủ động triển khai những biện pháp mới; nhân rộng cách làm hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn. Đặc biệt, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế thông qua nhiều hình thức... nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành này sẽ phấn đấu tối đa nhằm hoàn thành các chỉ tiêu thu chi ngân sách Nhà nước. Song song đó, khẩn trương tập trung nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố triển khai các nội dung thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
Theo bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này được giao và đang triển khai tham mưu cho UBND thành phố 11 đề án liên quan đến thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Cụ thể, trong quý I/2018, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trình UBND thành phố đề án đầu tiên.
Bà Phan Thị Thắng cho hay, ngoài nghiên cứu giải pháp thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018, ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều cơ chế tạo vốn và huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn để thực hiện các dự án thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng tích cực tranh thủ tối đa nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi từ các nhà tài trợ (WB, AFD, ADB…) để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn.
Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng chủ động thực hiện kêu gọi đầu tư đối với các dự án đang sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, nhưng chưa có khả năng cân đối ngân sách để chuyển đổi sang hình thức đối tác công tư PPP; đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư, nghiệm thu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư... trên cơ sở tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Trong năm 2017, với sự phấn đấu và nỗ lực, ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành dự toán pháp lệnh thu ngân sách nhà nước, với tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện là 348.863 tỷ đồng, tăng 14,82% so cùng kỳ; thu ngân sách địa phương (không kể thu chuyển nguồn, thu kết dư) là 73.958 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ./.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Đỗ Đông Hướng, Trưởng ban Vật giá Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn từ năm 2011 – 2015). Ảnh: Mỹ Phương-TTXVN |
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành này sẽ phấn đấu tối đa nhằm hoàn thành các chỉ tiêu thu chi ngân sách Nhà nước. Song song đó, khẩn trương tập trung nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố triển khai các nội dung thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
Theo bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này được giao và đang triển khai tham mưu cho UBND thành phố 11 đề án liên quan đến thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Cụ thể, trong quý I/2018, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trình UBND thành phố đề án đầu tiên.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen UBND Thành phố cho các cá nhân và tập thể. Ảnh: Mỹ Phương-TTXVN |
Bà Phan Thị Thắng cho hay, ngoài nghiên cứu giải pháp thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018, ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều cơ chế tạo vốn và huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn để thực hiện các dự án thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng tích cực tranh thủ tối đa nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi từ các nhà tài trợ (WB, AFD, ADB…) để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn.
Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng chủ động thực hiện kêu gọi đầu tư đối với các dự án đang sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, nhưng chưa có khả năng cân đối ngân sách để chuyển đổi sang hình thức đối tác công tư PPP; đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư, nghiệm thu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư... trên cơ sở tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Trong năm 2017, với sự phấn đấu và nỗ lực, ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành dự toán pháp lệnh thu ngân sách nhà nước, với tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện là 348.863 tỷ đồng, tăng 14,82% so cùng kỳ; thu ngân sách địa phương (không kể thu chuyển nguồn, thu kết dư) là 73.958 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN