Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 51 dân tộc thiểu số với trên 462.000 người đang sinh sống (chiếm 6,46% dân số Thành phố). Ông Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quá trình đô thị hóa dẫn đến việc người dân từ các vùng miền cả nước về Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Một số người chỗ ở không ổn định nên trẻ em trong những gia đình này có rất nhiều nguy cơ trở thành trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc, dễ bị kẻ xấu lợi dụng xâm hại, mua bán.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm từ những mô hình cụ thể để bảo vệ, chăm sóc trẻ em đồng bào dân tộc như mô hình dạy bơi , mô hình quỹ khuyến học... Tại quận Phú Nhuận, nơi có đông đồng bào người Chăm sinh sống, địa phương đã triển khai thực hiện mô hình “Phổ cập bơi cho đồng bào dân tộc Chăm” nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và trang bị các kỹ năng phòng chống tai nạn do đuối nước cho đồng bào dân tộc, nhất là trẻ em các dân tộc sống trên địa bàn.
Ông Phan Văn Minh - đại diện UBND quận Phú Nhuận cho biết: Kinh phí cho khóa học miễn phí hoàn toàn, mỗi học viên được trang bị một bộ trang phục bơi nhằm khuyến khích mọi người tham gia. Đây là mô hình chăm lo cho đồng bào dân tộc rất thiết thực, tạo thêm sự gắn kết giữa người dân với chính quyền địa phương, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt. Mô hình này dự kiến được nhân rộng thời gian tới.
Đại diện Ban Quản trị Thánh đường cộng đồng Hồi giáo (Phường 1, Quận 8) chia sẻ, Ban Quản trị thường xuyên nắm bắt thông tin về các trường hợp trẻ em gặp khó khăn, liên hệ với tổ chức Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể để giúp đỡ, hỗ trợ các em, không để trẻ bỏ học. Chính nhờ sự hỗ trợ này, trong cộng đồng đã có nhiều em tốt nghiệp đại học, trở thành bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư công nghệ thông tin… và có việc làm ổn định.
Về giải pháp nâng cao công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em người dân tộc, theo ông Trần Chí Vỹ, Trưởng phòng Tuyên truyền (Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh), các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương cần thường xuyên nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về quyền trẻ em để vận dụng, thực hiện tốt quyền trẻ em trong đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó, có các chính sách thiết thực, góp phần giúp các em nhỏ có tuổi thơ trọn vẹn và phát triển toàn diện. Cùng với các chính sách, cần vận động các hội quán, hội đoàn trong đồng bào dân tộc thực hiện tốt công tác chăm lo cho trẻ em.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm từ những mô hình cụ thể để bảo vệ, chăm sóc trẻ em đồng bào dân tộc như mô hình dạy bơi , mô hình quỹ khuyến học... Tại quận Phú Nhuận, nơi có đông đồng bào người Chăm sinh sống, địa phương đã triển khai thực hiện mô hình “Phổ cập bơi cho đồng bào dân tộc Chăm” nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và trang bị các kỹ năng phòng chống tai nạn do đuối nước cho đồng bào dân tộc, nhất là trẻ em các dân tộc sống trên địa bàn.
Ông Phan Văn Minh - đại diện UBND quận Phú Nhuận cho biết: Kinh phí cho khóa học miễn phí hoàn toàn, mỗi học viên được trang bị một bộ trang phục bơi nhằm khuyến khích mọi người tham gia. Đây là mô hình chăm lo cho đồng bào dân tộc rất thiết thực, tạo thêm sự gắn kết giữa người dân với chính quyền địa phương, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt. Mô hình này dự kiến được nhân rộng thời gian tới.
Đại diện Ban Quản trị Thánh đường cộng đồng Hồi giáo (Phường 1, Quận 8) chia sẻ, Ban Quản trị thường xuyên nắm bắt thông tin về các trường hợp trẻ em gặp khó khăn, liên hệ với tổ chức Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể để giúp đỡ, hỗ trợ các em, không để trẻ bỏ học. Chính nhờ sự hỗ trợ này, trong cộng đồng đã có nhiều em tốt nghiệp đại học, trở thành bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư công nghệ thông tin… và có việc làm ổn định.
Về giải pháp nâng cao công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em người dân tộc, theo ông Trần Chí Vỹ, Trưởng phòng Tuyên truyền (Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh), các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương cần thường xuyên nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về quyền trẻ em để vận dụng, thực hiện tốt quyền trẻ em trong đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó, có các chính sách thiết thực, góp phần giúp các em nhỏ có tuổi thơ trọn vẹn và phát triển toàn diện. Cùng với các chính sách, cần vận động các hội quán, hội đoàn trong đồng bào dân tộc thực hiện tốt công tác chăm lo cho trẻ em.
Tiến Lực