Tại Sóc Trăng, Cống âu Rạch Mọp nằm giáp ranh giữa huyện Kế Sách và Long Phú thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Hiện đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đưa công trình vào vận hành ngăn mặn trước mùa khô 2025.
An Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng, khô hạn diễn ra gay gắt. Tỉnh đã nâng cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng lên cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng.
Tây Nguyên cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thích ứng với biến đổi khí hậu, “sống chung” với hạn hán nhằm giảm nhẹ thiệt hại thay vì “gồng mình” chống chọi mỗi khi có hạn hán xảy ra.
Hán hán kéo dài đang khiến hàng nghìn ha cây trồng khu vực này chịu thiệt hại. Do đó, chính quyền các địa phương, các cơ quan chuyên môn và người dân phải “gồng mình” chống hạn cho cây trồng.
Khu vực Tây Nguyên đang trong cao điểm mùa khô. Chính quyền các địa phương cùng nhân dân các tỉnh đang “gồng mình” chống hạn cho cây trồng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tây Ninh hiện có khoảng trên 73.000 ha rừng, trong đó diện tích có rừng là hơn 66.000 ha. Thời tiết nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài nhiều tháng qua, cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh hiện đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm); các trảng cỏ, vạt rừng ven đường dễ bị cháy lớn khi có lửa.
Tây Nguyên đang là cao điểm của khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hồ chứa thủy lợi nhỏ đã ở mực nước chết. Nhiều diện tích cây trồng đang bị hạn hán, thiếu nước. Trong khi chờ mùa mưa tới đòi hỏi khu vực này phải sử dụng tiết kiệm nước, có những giải pháp ứng phó hiệu quả.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước các hồ, suối đang giảm nhanh, một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Ninh Thuận khẩn trương triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ, tích trữ và điều tiết nguồn nước để đảm bảo cung cấp cho cây trồng, vật nuôi, nước phục vụ sinh hoạt của người dân trong cao điểm mùa khô năm nay.
Là dòng suối duy nhất chảy từ đèo Hải Vân về thành phố Đà Nẵng, suối Lương (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) có ý nghĩa rất quan trọng trong giữ gìn hệ sinh thái thiên nhiên, cung cấp nước sạch, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho vùng hạ du. Tuy nhiên những năm qua, dòng suối đang dần cạn kiệt vào mùa khô, nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của khu vực.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm 2024.
Bước vào mùa khô 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến 61.000 ha rừng của tỉnh Khánh Hòa đối mặt với nguy cơ cháy cao. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao nói trên gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
Ngày 11/3, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức đoàn kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao và công tác ứng phó, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô trên địa bàn tỉnh. Tây Ninh hiện có khoảng trên 73.000 ha rừng, trong đó diện tích có rừng là hơn 66.000 ha.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, thời gian cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng và hanh khô đang diễn ra trên diện rộng và kéo dài. Đặc biệt tại các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H'leo, Cư Mgar, M'Đrắk…, nhiều khu rừng đang có cảnh báo cháy cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Do đó, lực lượng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng và chính quyền địa phương cùng nhân dân chủ động triển khai phương án phòng, chống cháy rừng trong mùa khô.
Trong khi tỉnh Bạc Liêu đang bước vào mùa khô 2023-2024, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp ứng phó bảo vệ sản xuất để hạn mặn không còn nỗi lo của nông dân.
Tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024, với nhu cầu kinh phí hơn 102 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2024. Theo đó, dự kiến mùa khô tới đây, tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ sẽ xảy ra tại nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là tại 3 huyện phía Bắc là Cư Jút, Krông Nô và Đắk Mil.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện El Nino, dự báo hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì tới các tháng đầu năm 2024 với xác suất khoảng 85 - 95%. Vì vậy trong các tháng mùa khô 2023 - 2024 nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 diễn biến phức tạp, khu vực Nam Bộ tình trạng ít mưa, khô hạn, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 có khả năng kéo dài. Điều này sẽ tác động đến đời sống, sản xuất của người dân và ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dung tích các hồ chứa thủy lợi ở Trung Bộ hiện đang khoảng 44 - 85% dung tích thiết kế, cao hơn trung bình nhiều năm. Nguồn nước cơ bản đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu 2023 nhưng cũng khó tránh khỏi nguy cơ thời điểm cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài một số vùng có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Trước tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô năm 2023, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai các biện pháp cấp bách để ứng phó, hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đối với các lĩnh vực trọng yếu của tỉnh.
Trước tình hình mùa khô 2023 diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, tỉnh Hậu Giang đang triển khai nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm giữ an toàn cho những cánh rừng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Tấn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay, địa bàn tỉnh có hai khu vực dự báo nguy cơ cháy rừng ở mức cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh ở khu vực cặp lộ kênh Hội Kỳ Nhất thuộc Rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười, huyện Tháp Mười và Khu Di tích Xẻo Quít, huyện Cao Lãnh.
Hiện nay, các huyện ven biển Gò Công (Tiền Giang), Gò Công Đông và Tân Phú Đông đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2022 – 2023, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị xã phối hợp chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng vaccine và các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia cầm trong mùa khô.
Tỉnh Cà Mau đang bước vào những tháng cao điểm của mùa khô năm 2023. Để khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ an toàn trước các nguy cơ, đơn vị quản lý rừng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng, chống cháy rừng.
Theo Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang, vùng trọng điểm ở các lâm phần trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy rừng trong cao điểm mùa khô năm 2023 khoảng 41.258 ha; trong đó, thành phố Phú Quốc 16.000 ha, các huyện U Minh Thượng 9.100 ha rừng tràm, An Minh hơn 2.780 ha rừng tràm, Hòn Đất 7.475 ha rừng tràm, Kiên Lương 2.250 ha rừng, Giang Thành 1.626 ha rừng tràm, Kiên Hải 1.280 ha rừng, thành phố Hà Tiên 745 ha rừng.
Theo ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái, mùa khô năm 2021 - 2022, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không xảy ra vụ cháy rừng nào. Có được kết quả đó là do toàn tỉnh đã đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành các biện pháp phòng chống cháy rừng vào mùa khô.
Theo dự kiến cuối năm 2022, hệ thống đường nước sạch kéo dài từ hồ Trị An về thị trấn Long Giao, các xã lân cận trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mạng lưới nước sạch giai đoạn đầu sẽ đáp ứng nhu cầu cho bà con thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ.