Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Chủ động phòng, chống cháy rừng

Tây Ninh hiện có gần 66.491 ha rừng đang được bảo vệ (trong đó có hơn 46.608 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại là rừng trồng). Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 16,21%. Toàn bộ diện tích này đều được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các địa phương tổ chức quản lý và bảo vệ.

potal-tay-ninh-chu-dong-ung-pho-voi-nguy-co-chay-rung-7298287-1.jpg
Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tổ chức tập huấn các phương án phòng chống cháy rừng. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN

Trong năm 2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 10 vụ cháy rừng, với tổng diện tích bị ảnh hưởng hơn 16ha. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, chủ động và kịp thời của các lực lượng chức năng, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và các đơn vị phòng cháy, chữa cháy, các vụ cháy đã nhanh chóng được kiểm soát, hạn chế tối đa thiệt hại.

Để chủ động phòng ngừa, kéo giảm nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng, từ đầu mùa khô cuối năm 2024, đầu năm 2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân đã đề nghị các đơn vị chủ rừng rà soát, thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ.

“Trường hợp nếu cháy rừng vượt ngoài tầm kiểm soát của đơn vị, phải thông báo cho Ban Chỉ huy các huyện, thị xã, thành phố và các xã có rừng để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng; trong trường hợp cần thiết thông tin về Ban Chỉ đạo tỉnh (thông qua Văn phòng Ban Chỉ đạo) để huy động các lực lượng của tỉnh phối hợp chữa cháy”, ông Nguyễn Đình Xuân đề nghị.

Hiện đã có nhiều giải pháp được triển khai trên toàn tỉnh. Trong đó, các đơn vị chủ rừng đã chủ động phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc nhở người dân sống gần rừng, ven rừng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và chống phá rừng. Đặc biệt, đã ký bản ghi nhớ, cam kết với các hộ nhận khoán trồng rừng phải có trách nhiệm xử lý thực bì phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích nhận khoán. Ngoài ra, các bảng, biển tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được lắp đặt tại các địa bàn rừng.

Song song đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 đơn vị chủ rừng đã xây dựng tháp canh lửa gồm Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát với 7 tháp lửa (3 tháp chất liệu xi măng, 4 tháp chất liệu sắt) và Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có 4 tháp canh lửa (trong đó có 2 tháp canh có lắp hệ thống camera quan sát lửa ở rừng). Các đơn vị chủ rừng bố trí các trạm, chốt, Đội Bảo vệ rừng và luôn trong tình trạng sẵn sàng; duy tu sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm phục vụ tốt nhất khi có cháy rừng xảy ra.

Không lơ là, chủ quan

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, đến nay, các đơn vị đã tổ chức tốt việc kiểm tra công tác phòng, chống cháy đối với rừng trồng, với diện tích đã thực hiện trên 80%; những diện tích còn lại sẽ tiếp tục đôn đốc các chủ rừng thực hiện xong trong tháng 2/2025.

potal-tay-ninh-chu-dong-ung-pho-voi-nguy-co-chay-rung-7298288.jpg
Lực lượng bảo vệ rừng luân phiên trực 24/24 trên tháp canh lửa tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh Tạ Văn Tính, hiện nay, đang vào cao điểm mùa khô, thời tiết khô hanh kéo dài nên không thể chủ quan, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cháy cao như: khu vực rừng giáp biên giới Campuchia, Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, khu vực núi Bà Đen trong dịp Hội Xuân.

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh đề nghị các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện tốt việc rà soát, xử lý thực bì; tổ chức trực 24/24 giờ trong ngày, bố trí lực lượng, phương tiện tại những nơi có nguy cơ cháy cao, kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, không cho người dân sử dụng lửa trong rừng, nhất là trong các tháng cao điểm mùa khô.

Riêng đối với các xã có rừng ở 2 huyện biên giới Châu Thành và Bến Cầu, thường xuyên tổ chức tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và chống phá rừng. Đồng thời, rà soát lại các trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; có giải pháp xử lý thực bì, giảm vật liệu cháy và xây dựng các đường băng cản lửa khu vực giáp ranh giữa rừng trồng và rừng tự nhiên.

Trong khi đó, rừng thuộc Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen thời gian qua đã ghi nhận có xảy ra cháy rừng. Do đó, Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen cần chủ động làm việc với các đơn vị khai thác du lịch, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo chủ động về con người và phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra.

UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã có kế hoạch kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc kiểm tra nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và các hộ dân nhận khoán bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng, chủ động đối phó với nguy cơ cháy rừng và thực hiện có hiệu quả phương pháp chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ". Từ đó, tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng một cách toàn diện, có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh.

Đến nay, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025 đã tổ chức kiểm tra được 8 lượt tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Ban Quản lý các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam (rừng lịch sử Bời Lời) và các rừng thuộc huyện Châu Thành, Bến Cầu.

Qua đó, UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các đơn vị thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô 2025, khắc phục tư tưởng chủ quan của các đơn vị, chủ rừng; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục các thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng và chống phá rừng đã đề ra.

Giang Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Ngày 15/3, Đoàn cơ sở Trung tâm Thông tin TTXVN khu vực Miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan Thường trú TTXVN tại Phú Yên tổ chức Chương trình Trao tặng tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền “Nói không với Fake news” (Fake news - tin giả) cho học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.