Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

potal-yen-bai-chu-dong-ung-pho-chay-rung-mua-kho-7812581.jpg
Cháy rừng vực bản Hú Trù Lình, giáp ranh giữa xã Chế Tạo và Lao Chải, huyện Mù Cang Chải năm 2024 làm thiệt hại hàng chục het-ta rừng tự nhiên. Ảnh: TTXVN phát

Sẵn sàng lực lượng và phương tiện

Tiếp nối một năm đầy biến động đối với ngành lâm nghiệp Yên Bái, hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng hanh, khô hạn kéo dài, bão lũ bất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng. Các khu vực rừng trọng yếu tại nhiều địa phương Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên vẫn còn hiện tượng người dân đốt nương, đánh bắt ong bằng khói lửa, thường xuyên đối mặt với nguy cơ cháy rừng rất cao.

Những ngày đầu năm 2025 trên địa bàn Yên Bái xảy ra một số vụ cháy rừng nhỏ lẻ, tuy đã được dập tắt kịp thời và không gây thiệt hại lớn nhưng là lời cảnh báo khẩn cấp cho chính quyền cơ sở và nhân dân trong phòng, chống cháy rừng, nhất là khu vực rừng nguyên sinh, đầu nguồn. Năm 2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hàng chục ha rừng, đáng chú ý làm cháy hơn 21 ha rừng tự nhiên.

potal-yen-bai-chu-dong-ung-pho-chay-rung-mua-kho-7812588.jpg
Bước vào mùa khô năm 2025, toàn huyện Trạm Tấu đã huy động hơn 3.000 ngày công làm 18km đường băng cản lửa, tu sửa 11 chòi canh lửa. Ảnh: TTXVN

Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết, để bảo vệ hơn 80.000 ha rừng trên địa bàn, ngay từ đầu mùa khô, lực lượng kiểm lâm đã bố trí cán bộ xuống bám, nắm địa bàn; phối hợp tuần tra những khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao; thực hành báo động huy động các lực lượng ứng cứu trong mọi trường hợp xảy ra cháy rừng. Toàn huyện duy trì 62 tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với tổng số trên 650 người.

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các bản, tổ bảo vệ rừng cơ sở rà soát, thống kê diện tích nương rẫy gần rừng, hướng dẫn người dân kỹ thuật làm rẫy; ứng trực 24/24h sẵn sàng cho mọi tình huống, nhất là duy trì chế độ trực trên điểm cao các chòi canh lửa để chủ động phát hiện sớm cháy rừng. Nhờ đó, đã dập tắt kịp thời 2 vụ cháy trong 1 tuần gần đây, khống chế không để ngọn lửa bùng phát và lan rộng.

Tai huyện vùng cao Trạm Tấu đã thành lập 12 tổ cơ động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở 12 xã, thị trấn; kiện toàn Ban quản lý rừng phòng hộ với 311 thành viên. Tại các thôn, bản thành lập và luôn duy trì 55 tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với tổng số trên 500 người.

potal-yen-bai-chu-dong-ung-pho-chay-rung-mua-kho-7812583.jpg
Năm 2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hàng chục ha rừng. Ảnh: TTXVN

Ông Lại Văn Quang, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng huyện Trạm Tấu cho biết, ngoài việc duy trì đủ lực lượng phòng chống cháy rừng tại cơ sở, các xã đều xây dựng phương án huy động nhân dân khi sự cố cháy rừng xảy ra. Bước vào mùa khô năm nay, toàn huyện huy động hơn 3.000 ngày công tham gia phát dọn 9 đường băng cản lửa với chiều dài 18 km, tu sửa 11 chòi, lán canh lửa.

Cũng như nhiều địa phương khác, các tổ phòng cháy chữa cháy rừng nòng cốt trên toàn huyện Trạm Tấu được trang bị bảo hộ tối thiểu, như quần áo, mũ phóng cháy, gang tay, mặt lạ chống khói... cùng nhiều thiết bị như camera giám sát, máy bơm nước, máy cắt cây, máy thổi lá, máy phun nước, dao phát... Một số địa phương ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ cao trong bảo vệ và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng.

Chủ động nhiều biện pháp ứng phó

Để phòng ngừa, chủ động ứng phó với nguy cơ cháy, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại, kiểm lâm Yên Bái đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống cháy rừng tới từng thôn bản, địa phương. Trọng tâm là tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng; ký cam kết gắn trách nhiệm với quyền lợi giao khoán bảo vệ rừng cho người dân.

potal-yen-bai-chu-dong-ung-pho-chay-rung-mua-kho-7812589.jpg
Hiện trường cháy rừng khu vực giáp ranh giữa xã Chế Tạo và Lao Chải, huyện Mù Cang Chải năm 2024. Ảnh: TTXVN

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Kiều Tư Giang cho biết, ngành tham mưu ban hành đầy đủ hệ thống văn bản và triển khai sâu rộng xuống cơ sở, tới từng thôn, bản đối với phòng chống cháy rừng; định kỳ giao ban giữa các lực lượng phối hợp các cấp để thông tin tình hình thời tiết, cảnh báo cháy rừng; xây dựng bản đồ xác định các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cháy cao; đầu tư sửa chữa, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống quan sát, hệ thống cảnh báo thông suốt từ tỉnh tới cơ sở.

Lấy lực lượng kiểm lâm làm nòng cốt, phối hợp với chính quyền cơ sở, các hội, đoàn thể thường xuyên cử cán bộ đến địa bàn hướng dẫn, tuyên truyền về phòng chống cháy rừng; lồng ghép với các cuộc họp chi bộ, họp dân, họp các đoàn thể để tuyên truyền quy định, chính sách liên quan đến bảo vệ rừng, cách thức xử lý thực bì, làm đường băng cản lửa, quy định rõ những trường hợp được phép đốt nương; ký cam kết tới từng hộ dân trong bảo vệ rừng.

Trong suốt 4 tháng mùa khô, cấp cơ sở luôn sẵn sàng huy động lực lượng theo phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống xảy ra; có phương án hiệp đồng, hỗ trợ nhau giữa các địa phương. Đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình khai thác lâm sản trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng; nghiêm cấm đốt nương làm rẫy, đốt đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc trong thời điểm khô hanh.

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ Nguyễn Duy Sơn cho hay, khi nhận được thông tin bất lợi của thời tiết, mức độ dự báo, cảnh báo cháy rừng từ cấp 2 trở lên, cán bộ kiểm lâm địa bàn phải duy trì trực 100% quân số, 24/24 giờ để chủ động ứng phó trong mọi tình huống. Các lực lượng tham gia ứng cứu được huấn luyện nắm chắc địa bàn xung yếu, có nguy cơ cháy cao, thông thạo đường đi lối lại, sử dụng thành thục các công cụ hỗ trợ; chuẩn bị kỹ phương án huy động lớn nhất người dân tham gia và luyện tập phương án chữa cháy rừng sát với yêu cầu thực tế.

Theo dự báo, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2025 nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nền nhiệt cao hơn năm 2024. Tỉnh Yên Bái yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng của người dân, dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì trong suốt thời kỳ cao điểm, có nguy cơ cháy rừng cao.

Đặc biệt, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và chủ rừng, xây dựng lực lượng đủ sức ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống mới phát sinh, không để cháy rừng và cháy lớn. Nếu xảy ra cháy rừng phải kịp thời chỉ đạo điều tra, xác định và làm rõ nguyên nhân, mức độ rừng bị thiệt hại. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, thiếu tinh thần trách nhiệm và đối tượng gây ra cháy rừng đều phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.