Từ đầu tháng 2/2025 đến nay, tại tỉnh Điện Biên tình trạng nắng nóng, hanh khô kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng của toàn tỉnh đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, cùng đoàn công tác đã thăm, kiểm tra công tác phòng, chống cháy rừng tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum.
Mặc dù chưa đến cao điểm nắng nóng, hạn hán, nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng nghìn ha rừng thông ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu… đang ở cấp độ 2 về nguy cơ cháy rừng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 diễn biến phức tạp, khu vực Nam Bộ tình trạng ít mưa, khô hạn, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 có khả năng kéo dài. Điều này sẽ tác động đến đời sống, sản xuất của người dân và ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Gia Lai đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích rừng đứng trước nguy cơ bị cháy. Để chủ động phòng, chống cháy rừng, các địa phương và chủ rừng trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó chú trọng việc nâng cao trách nhiệm của các cộng đồng dân cư.
Diện tích rừng ở Hải Dương được đánh giá là không nhiều, rừng phân tán ở 33 xã, phường của thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 11.161 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.241 ha, rừng trồng là 6.704 ha, đất quy hoạch phát triển rừng là 2.216 ha. Diện tích rừng ở Hải Dương gắn liền với nhiều khu di tích như Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ nhà giáo Chu Văn An, chùa Thanh Mai thành phố Chí Linh, đền Cao An Phụ, động Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn...
Theo ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái, mùa khô năm 2021 - 2022, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không xảy ra vụ cháy rừng nào. Có được kết quả đó là do toàn tỉnh đã đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành các biện pháp phòng chống cháy rừng vào mùa khô.
Theo Thông báo số 373/TB-CCKL ngày 18/6/2022 của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh có 36 xã thuộc diện nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm).
Gia Lai đang bước vào cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhiều địa phương đang có dự báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Hiện tỉnh Gia Lai có gần 290 vùng trọng điểm cháy với tổng diện tích trên 124.000 ha, trong đó hơn 104.000 ha rừng tự nhiên và gần 20.000 ha rừng trồng. Để ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng của tỉnh Gia Lai đã phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng trên địa bàn chủ động phòng, chống cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ".
Hằng năm, cứ vào mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn xảy ra tình trạng cháy rừng diện rộng. Mặc dù ngành chức năng đã có cảnh báo đỏ, nhưng chính quyền và người dân không thể kiểm soát được “giặc lửa”. Nguyên nhân gây cháy rừng gần đây là do thói quen đốt thực bì để dọn đất, chuẩn bị cho vụ mới, cộng với tình trạng người dân dùng lửa bất cẩn trong rừng.
Để giảm thiểu đáng kể tình trạng cháy rừng xảy ra do tác động của khô hạn, của nạn phá rừng, sáng 1/4, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp khẩn để tìm giải pháp cấp bách thực hiện phòng chống cháy rừng ngay đầu mùa khô năm 2021.
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới, có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Lai Châu. Những năm qua, nhờ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân có thu nhập ổn định, ý thức chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng tốt.
Ông Đỗ Văn La, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Long An, cho biết, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa khô năm 2018-2019 tình hình thời tiết có diễn biến phức tạp. Hiện tượng thời tiết bất thường, khô hạn sẽ diễn ra trên diện rộng và thời gian kéo dài hơn dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và cháy lớn rất cao. Vì vậy, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp phòng chống cháy rừng.
Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) có diện tích 21.107 ha; trong đó, vùng lõi hơn 8.000 ha, vùng đệm hơn 13.000 ha. Để hạn chế đến mức thấp nhất và tránh xảy ra cháy, Vườn quốc gia U Minh Thượng đã có nhiều giải pháp để giữ rừng cũng như phòng, chống cháy rừng.
Ông Lê Hữu Lợi, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An, cho biết, toàn tỉnh Long An hiện có hơn 24.000 ha rừng có nguy cơ cháy ở cấp 5. Phần lớn, rừng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng tràm xen cỏ dại, tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười nên khả năng cháy rất cao.
Vùng Tứ giác Long Xuyên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có diện tích đất lâm nghiệp hơn 10.830 ha; trong đó, diện tích rừng là 9.165 ha (chủ yếu là rừng tràm). Nhằm chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô 2108, huyện này đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu những vụ cháy có thể xảy ra, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
Theo thống kê, rà soát của ngành Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có hơn 208 nghìn ha rừng ở 39 xã có nguy cơ xảy ra cháy cao, tập trung ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.