Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương

Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương

Diện tích rừng ở Hải Dương được đánh giá là không nhiều, rừng phân tán ở 33 xã, phường của thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 11.161 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.241 ha, rừng trồng là 6.704 ha, đất quy hoạch phát triển rừng là 2.216 ha. Diện tích rừng ở Hải Dương gắn liền với nhiều khu di tích như Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ nhà giáo Chu Văn An, chùa Thanh Mai thành phố Chí Linh, đền Cao An Phụ, động Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn...

Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương ảnh 1Lực lượng kiểm lâm thành phố Chí Linh kiểm tra độ dày của lớp thực bì trong rừng. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Từ thực tế trên, công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng, chống cháy rừng luôn được gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng xung quanh các khu di tích. Năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khô hanh kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Quân đội và các địa phương trong chỉ huy chữa cháy rừng cũng như điều tra nguyên nhân, thủ phạm gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. Lực lượng Kiểm lâm cũng đã phối hợp với các địa phương thường xuyên tuyên truyền đến người dân cũng như các chủ nhận giao khoán rừng để nâng cao ý thức trong phòng, chống cháy rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

Là một trong những hộ nhận giao khoán rừng phòng hộ và rừng sản xuất, anh Lục Văn Nhàn thôn Bãi Thảo, xã Bắc An, thành phố Chí Linh nhận khoán 17 ha rừng trong đó 10 ha rừng sản xuất và 7 ha rừng phòng hộ. Gia đình anh thường xuyên được chính quyền địa phương và các ngành chức năng, kiểm lâm hướng dẫn về các biện pháp phòng cháy rừng, đặc biệt là vào những dịp mùa hanh khô.

Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương ảnh 2Lực lượng kiểm lâm thành phố Chí Linh đi kiểm tra rừng. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Anh Nhàn cho biết: Gia đình tôi thường xuyên nhắc nhở những người qua rừng như săn bắn, đánh ong và phát đường băng... để tách những khu vực rừng dễ cháy. Khi có đám cháy tôi và người dân trong thôn sẽ chủ động dập tắt đám cháy trong thời gian sớm nhất, không để đám cháy lan rộng.

Gần đây nhất, vào ngày mùng 9 Tết Quý Mão tại khu dân cư Cầu Dòng, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh đã xảy ra một vụ cháy ở diện tích rừng đặc dụng. Anh Lê Khả Hưng, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Côn Sơn cho biết, khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, kiểm lâm địa bàn đã báo cáo chính quyền địa phương để huy động lực lượng tại chỗ, chữa cháy bằng phương pháp thủ công như dao, cào, cuốc và khẩn trương tạo đường băng cản lửa khống chế đám cháy. Sau 1 giờ phát hiện đám cháy lực lượng chức năng và người dân khống chế đám cháy, thiệt hại 0,3 ha chủ yếu là cháy thực bì.

Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương ảnh 3Lực lượng kiểm lâm thành phố Chí Linh đi kiểm tra hiện trường một vụ cháy rừng gần đây. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Ông Mạc Đình Thắng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Chí Linh chia sẻ: Chúng tôi tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, đồng thời ký cam kết với các chủ rừng nhận khoán khai thác đúng diện tích rừng được phép khai thác, khi xử lý thực bì và trồng lại rừng thì phải đảm bảo công tác phòng, chống cháy rừng theo quy định.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương, năm 2022, toàn tỉnh đã thụ lý và xử lý 27 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; thu giữ 1 cưa xăng, 2,8469 m3 gỗ keo tròn... Tuy nhiên, công tác phòng, chống cháy rừng ở nhiều nơi còn bộc lộ một số hạn chế như: Diện tích rừng phòng hộ là keo trồng theo Dự án 327, đến nay cây keo đã hết tuổi sinh trưởng dễ bị gãy đổ; diện tích rừng sản xuất của hộ dân còn nhỏ lẻ; công tác giao khoán còn bộc lộ bất cập như người giao khoán không phải là người địa phương nên khi có vụ xâm hại rừng, cháy rừng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời...

Để công tác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng hiệu quả, thời gian tới, các cơ quan chức năng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm trong phòng, chống cháy rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương; ký cam kết phối hợp giữa các lực lượng; xử lý nghiêm minh những vi phạm quy định trong quản lý bảo vệ cũng như phòng, chống cháy rừng để bảo vệ rừng. Do đặc thù ở những khu vực có diện tích rừng lớn lại có nhiều khu di tích quốc gia đặc biệt nên việc bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng cũng là góp phần gìn giữ và bảo vệ cảnh quan xung quanh các khu di tích quốc gia đặc biệt ở Hải Dương.

Tiến Vĩnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực: thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ, tiếp cận với việc học.

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Luôn coi con người là trung tâm của mọi chính sách phát triển, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người toàn diện. Qua nhiều nỗ lực và bước tiến quan trọng, đất nước đạt được thành tựu nổi bật, thể hiện cam kết mạnh mẽ về quyền con người trên mọi lĩnh vực, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, mười luật sẽ có hiệu lực thi hành, bao gồm: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Luật Đầu tư công năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bệnh bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo… sẽ được được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu và được bảo hiểm y tế thanh toán 100%; trường hợp bệnh viện không có thuốc, người bệnh bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi mua ngoài và một số quy định khác tạo thuận lợi cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế...

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm và được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm. Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ trong dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dự thảo này vừa được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký trình Chính phủ.