Người dân xã Tân Tiến (Yên Sơn, Tuyên Quang) chăm sóc rừng keo mới trồng. Ảnh: Quang Đán - TTXVN

Tuyên Quang trồng mới hơn 10.500 ha rừng

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, đến cuối tháng 7/2023, tỉnh đã trồng được hơn 10.500 ha rừng, đạt hơn 104% kế hoạch năm 2023; trong đó trồng rừng tập trung đạt hơn 10.000 ha, trồng rừng phân tán đạt hơn 477 ha.
Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương

Gắn phòng, chống cháy rừng với gìn giữ và bảo vệ cảnh quan các khu di tích ở Hải Dương

Diện tích rừng ở Hải Dương được đánh giá là không nhiều, rừng phân tán ở 33 xã, phường của thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 11.161 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.241 ha, rừng trồng là 6.704 ha, đất quy hoạch phát triển rừng là 2.216 ha. Diện tích rừng ở Hải Dương gắn liền với nhiều khu di tích như Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ nhà giáo Chu Văn An, chùa Thanh Mai thành phố Chí Linh, đền Cao An Phụ, động Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn...
Tiếp nhận, thả về tự nhiên một cá thể Khỉ đuôi lợn

Tiếp nhận, thả về tự nhiên một cá thể Khỉ đuôi lợn

Ngày 12/2, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tại thị xã Hương Thủy, cán bộ kiểm lâm cơ sở vừa tiếp nhận một cá thể Khỉ đuôi lợn đi lạc vào khu dân cư, được người dân tự nguyện giao nộp để thả trở lại tự nhiên.
Chi cục Kiểm lâm vùng IV kiểm tra hiện trạng đất rừng tại tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Kiểm tra vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Phù Mỹ (Bình Định)

Ngày 13/7, Chi cục Kiểm lâm vùng IV thuộc Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp đã đi kiểm tra hiện trường tại khoảnh 2a, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định) và có buổi làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ về vụ việc lấn chiếm đất rừng, chặt phá cây rừng tại khu vực này.
Biển báo cấm lửa được đặt ngoài bìa rừng thông ở thành phố Huế giúp nâng cao ý thức người dân khi đi rừng trong mùa cao điểm nắng nóng. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Thừa Thiên - Huế: Trực chiến sẵn sàng đối phó với “giặc lửa” trong rừng

Thừa Thiên - Huế đang bước vào mùa cao điểm nắng nóng gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, dự báo cấp cháy rừng thường xuyên ở cấp 4, cấp 5 (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm). Lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng đang “căng mình” luân phiên tuần tra để kịp thời phát hiện, xử lý sớm các đám cháy, không để ngọn lửa bùng phát lan rộng.
Người dân bản Giảng, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu chăm sóc rừng quế Ảnh: Quý Trung – TTXVN ệp. Ảnh: Quý Trung - TTXVN PrevNext

Lai Châu dự kiến trồng hơn 1.600 ha rừng trong năm 2021

Ông Phạm Trung Tình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lai Châu cho biết, thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021, tỉnh Lai Châu phấn đấu trồng 1.650 ha diện tích rừng trồng mới và 1.500 ha cây mắc ca; trong đó, trồng mới rừng phòng hộ 250 ha, theo đề án phát triển cây quế 1.000 ha, sơn tra 50 ha và 350 ha rừng sản xuất cây gỗ lớn.
Trên 58.000 ha rừng tại Tây Ninh đang ở dự báo cấp cháy rừng cực kỳ nguy hiểm

Trên 58.000 ha rừng tại Tây Ninh đang ở dự báo cấp cháy rừng cực kỳ nguy hiểm

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh, do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiều tháng không có mưa nên hơn 58.000 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, khu rừng Văn hóa lịch sử Chàng Riệc, rừng phòng hộ Dầu Tiếng và diện tích rừng các huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh đang dự báo cháy rừng ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Tác động tích cực từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Kon Tum

Tác động tích cực từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Kon Tum

Tỉnh Kon Tum là địa phương còn giữ được độ che phủ của rừng lớn nhất cả nước, nguồn ngân sách cấp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng hàng năm rất lớn. Là địa phương nghèo, thời gian trước năm 2011, nguồn kinh phí chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng rất khó khăn, nhiều đơn vị không đủ kinh phí để hoạt động, nợ lương, nợ bảo hiểm là thực trạng chung của ngành lâm nghiệp tỉnh. Nhưng từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bài toán nguồn kinh phí chi cho công tác bảo vệ rừng cho các đơn vị lâm nghiệp, cộng đồng dân cư đã được giải. Gánh nặng kinh phí chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng từ nguồn ngân sách địa phương cũng được giảm tải.