Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai quản lý, hướng dẫn người dân việc đốt thực bì trong sản xuất nương rẫy; kiểm soát chặt hoạt động của các đối tượng mang nguồn lửa vào rừng gây cháy rừng. Các Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng, UBND các xã, các hộ nhận khoán xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp trên lâm phần được giao quản lý ngay từ đầu mùa khô năm 2018.
Các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng, địa phương tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức sinh động, bằng các thứ tiếng Kinh-Jrai, Kinh-Bahnar cho đồng bào dân tộc thiểu số có nương rẫy cạnh bìa rừng, tránh trường hợp người dân đốt rẫy, nấu nướng làm phát tán tàn lửa sang khu vực rừng; huy động các lực lượng ứng cứu kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ" khi có cháy rừng. Gia Lai cũng kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, tăng cường chế độ tuần tra, canh gác, nhất là vào thời kỳ cao điểm tại các đơn vị, trọng điểm dễ xảy cháy.
Tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, cơ quan thường trực về phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh chủ động nắm bắt tình hình khô hạn, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó hiệu quả; triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng và phân công lực lượng trực 24/24 giờ trên địa bàn quản lý trong thời kỳ cao điểm mùa khô; bố trí lực lượng ứng trực ở các trọng điểm dễ cháy để phát hiện và dập tắt kịp thời ngay khi nguồn lửa mới phát sinh. Các đơn vị chuẩn bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động.
Theo thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2018, tỉnh Gia Lai xảy ra 7 vụ cháy nhà dân, 1 vụ cháy cơ sở kinh doanh. Còn vào ngày 9/3 đã xảy ra vụ cháy làm thiệt hại 50 ha thông phòng hộ tại huyện Ia Grai.
Các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng, địa phương tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức sinh động, bằng các thứ tiếng Kinh-Jrai, Kinh-Bahnar cho đồng bào dân tộc thiểu số có nương rẫy cạnh bìa rừng, tránh trường hợp người dân đốt rẫy, nấu nướng làm phát tán tàn lửa sang khu vực rừng; huy động các lực lượng ứng cứu kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ" khi có cháy rừng. Gia Lai cũng kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, tăng cường chế độ tuần tra, canh gác, nhất là vào thời kỳ cao điểm tại các đơn vị, trọng điểm dễ xảy cháy.
Tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, cơ quan thường trực về phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh chủ động nắm bắt tình hình khô hạn, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó hiệu quả; triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng và phân công lực lượng trực 24/24 giờ trên địa bàn quản lý trong thời kỳ cao điểm mùa khô; bố trí lực lượng ứng trực ở các trọng điểm dễ cháy để phát hiện và dập tắt kịp thời ngay khi nguồn lửa mới phát sinh. Các đơn vị chuẩn bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động.
Theo thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2018, tỉnh Gia Lai xảy ra 7 vụ cháy nhà dân, 1 vụ cháy cơ sở kinh doanh. Còn vào ngày 9/3 đã xảy ra vụ cháy làm thiệt hại 50 ha thông phòng hộ tại huyện Ia Grai.
Hồng Điệp