Để thị trường bất động sản của thành phố phát triển ổn định, bền vững và minh bạch, UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các Sở, ngành có liên quan, UBND các quận - huyện và các chủ đầu tư tiếp tục công khai minh bạch các thông tin về tiến độ các dự án bất động sản, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Đồng thời, triển khai có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện đề án “Phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Đối với UBND các quận huyện, UBND thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý việc tách thửa đất trên địa bàn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng và đúng quy trình theo quy định pháp luật.
UBND thành phố cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc ưu tiên bố trí vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 để cho các doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cũng như người dân có thể vay vốn để tạo lập nhà ở.
UBND thành phố cũng giao Viện Nghiên cứu phát triển thành phố chủ trì, phối hợp với các sở - ngành liên quan tham mưu văn bản kiến nghị Chính phủ xem xét quy định về thuế suất giao dịch bất động sản để tạo động lực cho người dân khai báo đúng giá trị giao dịch, giao dịch chính thức, đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch và lành mạnh.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua trên địa bàn thành phố có hiện tượng người dân, nhà đầu tư nhỏ, lẻ chuyển hướng sang mua nhà ở riêng lẻ và nền đất, xuất phát chủ yếu do tình trạng đầu cơ, thao túng với thông tin dự án sai lệch rồi đẩy giá và khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch.
Hệ quả là giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng một cách “đột biến”, có nơi lên tới 70% so với cùng kỳ năm 2017. Việc tăng giá bán là chưa đúng với giá trị sản phẩm, chưa phù hợp với tiến độ triển khai hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố đang triển khai.
Lý giải về nguyên nhân tình trạng này, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư (cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến metro số 1…), chủ trương phát triển Khu đô thị sáng tạo tại khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức), chung cư cao tầng xảy ra hoả hoạn ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
Cùng với đó là do dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định, tăng trưởng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà giá rẻ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong bối cảnh đó, các tổ chức, cá nhân đã tăng cường hoạt động môi giới, quảng cáo, cung cấp thông tin tiến độ các dự án bất động sản, hạ tầng kỹ thuật không chính xác, sớm hơn thực tế hoàn thành nhằm đẩy giá bất động sản tăng mạnh.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, 7 tháng đầu năm 2018 Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện cho các chủ đầu tư huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai với 45 dự án quy mô 12.786 căn, tổng giá trị huy động gần 26.000 tỷ đồng.
Về số lượng căn nhà ở giao dịch, từ đầu năm 2018 đến nay số lượng nhà ở chào bán giảm tới 53,3% (tương đương hơn 14.500 căn so với cùng kỳ năm 2017).
Về giá đất nền và nhà ở riêng lẻ, nền đất diện tích từ 50-100m2 có giá khoảng 1,5-3 tỷ đồng/nền, cộng với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng đã đẩy giá căn nhà phố có mức từ 2-4 tỷ đồng/căn.
Với giá bán này, hầu như người dân có thu nhập trung bình khó tiếp cận để mua đất nền, trong khi nhà ở xã hội có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc căn hộ chung cư có giá bán từ 1-2 tỷ đồng/căn chưa thực sự nhiều./.
Các dự án, nhà ở chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN |
Đồng thời, triển khai có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện đề án “Phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Đối với UBND các quận huyện, UBND thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý việc tách thửa đất trên địa bàn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng và đúng quy trình theo quy định pháp luật.
UBND thành phố cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc ưu tiên bố trí vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 để cho các doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cũng như người dân có thể vay vốn để tạo lập nhà ở.
UBND thành phố cũng giao Viện Nghiên cứu phát triển thành phố chủ trì, phối hợp với các sở - ngành liên quan tham mưu văn bản kiến nghị Chính phủ xem xét quy định về thuế suất giao dịch bất động sản để tạo động lực cho người dân khai báo đúng giá trị giao dịch, giao dịch chính thức, đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch và lành mạnh.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua trên địa bàn thành phố có hiện tượng người dân, nhà đầu tư nhỏ, lẻ chuyển hướng sang mua nhà ở riêng lẻ và nền đất, xuất phát chủ yếu do tình trạng đầu cơ, thao túng với thông tin dự án sai lệch rồi đẩy giá và khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch.
Hệ quả là giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng một cách “đột biến”, có nơi lên tới 70% so với cùng kỳ năm 2017. Việc tăng giá bán là chưa đúng với giá trị sản phẩm, chưa phù hợp với tiến độ triển khai hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố đang triển khai.
Lý giải về nguyên nhân tình trạng này, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư (cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến metro số 1…), chủ trương phát triển Khu đô thị sáng tạo tại khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức), chung cư cao tầng xảy ra hoả hoạn ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
Cùng với đó là do dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định, tăng trưởng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà giá rẻ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong bối cảnh đó, các tổ chức, cá nhân đã tăng cường hoạt động môi giới, quảng cáo, cung cấp thông tin tiến độ các dự án bất động sản, hạ tầng kỹ thuật không chính xác, sớm hơn thực tế hoàn thành nhằm đẩy giá bất động sản tăng mạnh.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, 7 tháng đầu năm 2018 Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện cho các chủ đầu tư huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai với 45 dự án quy mô 12.786 căn, tổng giá trị huy động gần 26.000 tỷ đồng.
Về số lượng căn nhà ở giao dịch, từ đầu năm 2018 đến nay số lượng nhà ở chào bán giảm tới 53,3% (tương đương hơn 14.500 căn so với cùng kỳ năm 2017).
Về giá đất nền và nhà ở riêng lẻ, nền đất diện tích từ 50-100m2 có giá khoảng 1,5-3 tỷ đồng/nền, cộng với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng đã đẩy giá căn nhà phố có mức từ 2-4 tỷ đồng/căn.
Với giá bán này, hầu như người dân có thu nhập trung bình khó tiếp cận để mua đất nền, trong khi nhà ở xã hội có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc căn hộ chung cư có giá bán từ 1-2 tỷ đồng/căn chưa thực sự nhiều./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN