Nông dân xóm Canh Biện B, xã Nguyễn Huệ (Hòa An) làm miến dong. |
Người đem nghề miến dong về bản
Chúng tôi theo chân ông Nông Văn Việt, trưởng xóm Canh Biện A đến nhà ông Hoàng Văn Dìn, xóm Canh Biện A, người đầu tiên tại xã được học nghề làm miến dong để tìm hiểu về lịch sử nghề làm miến dong tại xã Nguyễn Huệ.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn ấm cúng là một người đàn ông ngoài 80 tuổi, giọng nói sang sảng. Khi chúng tôi hỏi về những năm tháng bắt đầu học nghề làm miến, mắt ông Dìn ánh lên vẻ tự hào, ông kể: Nghề làm miến tại xã Nguyễn Huệ đã có từ những năm 70 của thế kỷ trước do một người đàn ông tên Trai, quê ở Hưng Yên đi bộ đội đóng quân tại xã truyền dạy.
Sau khi ở xã nhiều năm, ông thấy địa phương thuận lợi để trồng dong riềng nên có ý định trồng dong để làm miến.
Năm 1968, ông Trai đưa tôi và 4 người nữa ở xóm xuống Hưng Yên để học nghề làm miến, rồi còn đưa thợ ở Hưng Yên lên để đóng máy làm miến. Thời gian đầu làm miến nhờ tại kho của hợp tác xã, nhiều người trong xã đến xem và học nghề làm miến dong. Sau đó, nhiều hộ bắt đầu lấy giống dong riềng ở các địa phương khác về trồng, lấy bột làm miến dong những lúc nông nhàn. Lúc đó, miến làm như bánh phở, khi tráng xong sẽ phơi khô rồi cắt nhỏ. Miến Nguyễn Huệ thời điểm đó đã được đưa đi bán tại các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh.
Nhà nhà làm miến dong
Xã Nguyễn Huệ hiện có hơn 23 ha dong riềng với hơn 130 hộ tại 7/9 xóm trồng dong riềng. Hiện nay, có hơn 100 hộ sản xuất miến dong, chủ yếu tại các xóm: Canh Biện A, Canh Biện B, Án Lại… Đến Nguyễn Huệ đúng ngày nắng ấm, chúng tôi thấy sân chợ Án Lại phơi kín những phên miến vàng óng đẹp mắt. Ông Lương Văn Quân, trưởng xóm Án Lại cho biết: Làm miến dong là nghề vất vả ngay từ việc đan phên phơi miến. Phên phơi miến làm từ cây đốc công, được người dân lấy ở trên núi cách nhà mấy kilômét. Mỗi ngày đi lấy được hơn 1 bó, làm được 4 phên. Theo ông Quân, cây đốc công có vỏ bóng nên khi phơi miến sẽ không bị dính vào phên. Xóm Án Lại bắt đầu làm miến từ năm 1990. Xóm có hơn 20 hộ thường xuyên làm miến. Nhiều hộ làm miến quanh năm, có thu nhập khá. Hiện nay, xóm có 10 máy làm miến chạy bằng điện, giúp nâng cao năng suất, bớt công lao động.
Chúng đến xóm Canh Biện B, xóm có đông hộ làm miến nhất xã Nguyễn Huệ. Đứng bên chiếc máy làm miến chạy bằng điện, ông Trần Cao Định cho biết: Gia đình tôi mới đầu tư mua chiếc máy ép miến chạy bằng điện nên đỡ vất vả hơn trước. Gia đình tôi có 30 năm làm nghề sản xuất miến dong. Hiện nay, tôi trồng hơn 4.000 m2 dong riềng, thu được hơn 10 tấn củ. Cây dong riềng được trồng từ tháng 1, tháng 2 âm lịch, đến tháng 9 âm lịch thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch sẽ chọn những củ to, già rửa sạch rồi cho vào máy xát. Sau đó, lọc nhiều lần để loại sạch đất bẩn, bột lắng đọng trong bể lọc đến khi có màu trắng đạt tiêu chuẩn. Bã củ dong sẽ được tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón. Sau khi có bột dong, lấy bột pha với một ít nước lạnh, đổ thêm nước sôi theo tỉ lệ thích hợp. Dùng đũa cả dài đảo thật đều tay cho bột chín đều, sánh rồi cho vào máy ép miến. Phên miến sẽ được đem đi phơi nắng cho khô. Mỗi năm, gia đình tôi làm hơn 1 tấn miến.
Cần xây dựng thương hiệu miến dong Nguyễn Huệ
Ông Trương Văn Công, Trưởng xóm Canh Biện B cho biết: Xóm có 46/48 hộ làm miến. Từ nghề làm miến, nhiều hộ đã thoát nghèo. Năm 2010, xóm có 21 hộ nghèo, đến nay, chỉ còn 8 hộ nghèo. Miến dong Nguyễn Huệ có giá bán từ 40.000 - 55.000 đồng/kg. Nhưng theo ông Công, do chưa có thương hiệu nên giá miến dong Nguyễn Huệ còn khá rẻ so với miến dong Nguyên Bình dù chất lượng không hề thua kém.
Chúng tôi theo chân ông Nông Văn Việt, trưởng xóm Canh Biện A đến nhà ông Hoàng Văn Dìn, xóm Canh Biện A, người đầu tiên tại xã được học nghề làm miến dong để tìm hiểu về lịch sử nghề làm miến dong tại xã Nguyễn Huệ.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn ấm cúng là một người đàn ông ngoài 80 tuổi, giọng nói sang sảng. Khi chúng tôi hỏi về những năm tháng bắt đầu học nghề làm miến, mắt ông Dìn ánh lên vẻ tự hào, ông kể: Nghề làm miến tại xã Nguyễn Huệ đã có từ những năm 70 của thế kỷ trước do một người đàn ông tên Trai, quê ở Hưng Yên đi bộ đội đóng quân tại xã truyền dạy.
Sau khi ở xã nhiều năm, ông thấy địa phương thuận lợi để trồng dong riềng nên có ý định trồng dong để làm miến.
Năm 1968, ông Trai đưa tôi và 4 người nữa ở xóm xuống Hưng Yên để học nghề làm miến, rồi còn đưa thợ ở Hưng Yên lên để đóng máy làm miến. Thời gian đầu làm miến nhờ tại kho của hợp tác xã, nhiều người trong xã đến xem và học nghề làm miến dong. Sau đó, nhiều hộ bắt đầu lấy giống dong riềng ở các địa phương khác về trồng, lấy bột làm miến dong những lúc nông nhàn. Lúc đó, miến làm như bánh phở, khi tráng xong sẽ phơi khô rồi cắt nhỏ. Miến Nguyễn Huệ thời điểm đó đã được đưa đi bán tại các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh.
Nhà nhà làm miến dong
Xã Nguyễn Huệ hiện có hơn 23 ha dong riềng với hơn 130 hộ tại 7/9 xóm trồng dong riềng. Hiện nay, có hơn 100 hộ sản xuất miến dong, chủ yếu tại các xóm: Canh Biện A, Canh Biện B, Án Lại… Đến Nguyễn Huệ đúng ngày nắng ấm, chúng tôi thấy sân chợ Án Lại phơi kín những phên miến vàng óng đẹp mắt. Ông Lương Văn Quân, trưởng xóm Án Lại cho biết: Làm miến dong là nghề vất vả ngay từ việc đan phên phơi miến. Phên phơi miến làm từ cây đốc công, được người dân lấy ở trên núi cách nhà mấy kilômét. Mỗi ngày đi lấy được hơn 1 bó, làm được 4 phên. Theo ông Quân, cây đốc công có vỏ bóng nên khi phơi miến sẽ không bị dính vào phên. Xóm Án Lại bắt đầu làm miến từ năm 1990. Xóm có hơn 20 hộ thường xuyên làm miến. Nhiều hộ làm miến quanh năm, có thu nhập khá. Hiện nay, xóm có 10 máy làm miến chạy bằng điện, giúp nâng cao năng suất, bớt công lao động.
Chúng đến xóm Canh Biện B, xóm có đông hộ làm miến nhất xã Nguyễn Huệ. Đứng bên chiếc máy làm miến chạy bằng điện, ông Trần Cao Định cho biết: Gia đình tôi mới đầu tư mua chiếc máy ép miến chạy bằng điện nên đỡ vất vả hơn trước. Gia đình tôi có 30 năm làm nghề sản xuất miến dong. Hiện nay, tôi trồng hơn 4.000 m2 dong riềng, thu được hơn 10 tấn củ. Cây dong riềng được trồng từ tháng 1, tháng 2 âm lịch, đến tháng 9 âm lịch thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch sẽ chọn những củ to, già rửa sạch rồi cho vào máy xát. Sau đó, lọc nhiều lần để loại sạch đất bẩn, bột lắng đọng trong bể lọc đến khi có màu trắng đạt tiêu chuẩn. Bã củ dong sẽ được tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón. Sau khi có bột dong, lấy bột pha với một ít nước lạnh, đổ thêm nước sôi theo tỉ lệ thích hợp. Dùng đũa cả dài đảo thật đều tay cho bột chín đều, sánh rồi cho vào máy ép miến. Phên miến sẽ được đem đi phơi nắng cho khô. Mỗi năm, gia đình tôi làm hơn 1 tấn miến.
Cần xây dựng thương hiệu miến dong Nguyễn Huệ
Ông Trương Văn Công, Trưởng xóm Canh Biện B cho biết: Xóm có 46/48 hộ làm miến. Từ nghề làm miến, nhiều hộ đã thoát nghèo. Năm 2010, xóm có 21 hộ nghèo, đến nay, chỉ còn 8 hộ nghèo. Miến dong Nguyễn Huệ có giá bán từ 40.000 - 55.000 đồng/kg. Nhưng theo ông Công, do chưa có thương hiệu nên giá miến dong Nguyễn Huệ còn khá rẻ so với miến dong Nguyên Bình dù chất lượng không hề thua kém.
Cùng với miến dong Nguyên Bình, miến dong Nguyễn Huệ được nhiều khách hàng nơi lựa chọn. Chị Trương Thị Hoa, chủ cửa hàng bán hàng khô tại chợ Xanh (Thành phố) cho biết: miến dong Nguyễn Huệ được nhiều khách hàng ưa thích bởi chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Thời điểm gần Tết, mỗi ngày cửa hàng bán được 10 - 20 kg miến dong Nguyễn Huệ. Nhiều khách hàng gửi xuống Hà Nội để làm quà cho người thân.
Để thương hiệu miến dong Nguyễn Huệ có chỗ đứng trên thị trường, những hộ làm miến cần đăng ký nhãn hiệu tập thể để bảo vệ quyền lợi người sản xuất, góp phần đưa thương hiệu miến dong Nguyễn Huệ đến với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nâng cao đời sống của người dân ở địa phương.
Miến dong Nguyễn Huệ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. |
Theo baocaobang.vn