Từ lâu, cây mận hậu đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hiện nay trong huyện xuống còn 13%.
Cây Mận Hậu được trồng ở Mộc Châu từ 30 năm trước. Do mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên hàng năm đồng bào các xã trong huyện đã mở rộng diện tích trồng mận.
Trên địa bàn huyện hiện có 5.000 ha cây ăn quả thì 2.057 ha là cây mận, trong đó trên 1.400 ha cây đang cho quả, đạt khoảng 18 nghìn tấn/năm.
Mận được trồng tập trung tại 8 xã và thị trấn huyện, nhiều nhất là xã Mường Sang, Phiêng Luông, Tân Lập, Chiềng Sơn, Thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Mận hậu Mộc Châu rất dễ trồng, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất sẽ đạt 300 tạ/ha. Nhờ năng suất cao nhiều hộ đồng bào ở Mộc Châu có năm đã thu được 700 – 800 triệu đồng/năm.
Đồng bào Thị trấn Nông trường Mộc Châu thu hoạch mận |
Phân loại mận trước khi đóng gói bán cho tư thương |
Thương lái thu mua mận tại xã trong huyện |
Cây Mận Hậu được trồng ở Mộc Châu từ 30 năm trước. Do mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên hàng năm đồng bào các xã trong huyện đã mở rộng diện tích trồng mận.
Trên địa bàn huyện hiện có 5.000 ha cây ăn quả thì 2.057 ha là cây mận, trong đó trên 1.400 ha cây đang cho quả, đạt khoảng 18 nghìn tấn/năm.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn đồng bào thu hoạch mận |
Vườn mận hậu của một hộ nông dân trong huyện |
Mận được trồng tập trung tại 8 xã và thị trấn huyện, nhiều nhất là xã Mường Sang, Phiêng Luông, Tân Lập, Chiềng Sơn, Thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Cấp Giấy chứng nhận VietGap cho tổ sản xuất mận Tiểu khu Pa Khen 1 Thị trấn Nông trường Mộc Châu |
Đồng bào Mộc Châu thường tận dụng những đồi đất dốc để trồng mận |
Mận hậu Mộc Châu khi chín quả có màu đỏ vàng hoặc đỏ sẫm, ăn có độ giòn |
Mận hậu Mộc Châu rất dễ trồng, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất sẽ đạt 300 tạ/ha. Nhờ năng suất cao nhiều hộ đồng bào ở Mộc Châu có năm đã thu được 700 – 800 triệu đồng/năm.
Hữu Hải – Ngọc Dung – An Đạt