Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Mường Lay là thị xã nhỏ miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm yên bình bên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái trắng qua hàng trăm năm mà còn là vùng đất thấm đẫm nét đẹp văn hóa. Với những di sản độc đáo như múa xòe, đàn tính tẩu... Mường Lay được ví như một bảo tàng sống, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của dân tộc Thái giữa đại ngàn Tây Bắc.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp Tết Xíp xí

Phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp Tết Xíp xí

Ngày 16/8, tại Di tích lịch sử Đình Chu, bản Chiềng Hạ, xã Quang Huy, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ đón Chứng nhận Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, huyện Phù Yên là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chia sẻ của nữ sinh dân tộc Thái - tân thủ khoa khối C toàn quốc

Chia sẻ của nữ sinh dân tộc Thái - tân thủ khoa khối C toàn quốc

“Em sẽ đăng ký vào ngành Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Vinh và trở thành cô giáo để truyền dạy kiến thức cho học sinh vùng cao, đặc biệt là quê hương Quỳ Châu” - đó là chia sẻ đầu tiên của tân thủ khoa khối C toàn quốc với 29,75 điểm, em Lương Thị Hồng Thu (học sinh lớp 12C2, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Phổ thông số 2 Nghệ An) khi nói về dự định của mình. Đây cũng là mục tiêu được Thu đặt ra trong 3 năm học dưới mái trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Phổ thông số 2 và em đã kiên trì thực hiện.

Văn hóa đồng bào Thái ở Điện Biên: Mạch nguồn chảy mãi

Văn hóa đồng bào Thái ở Điện Biên: Mạch nguồn chảy mãi

Đồng bào Thái là một trong ba dân tộc có dân số đông nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trải qua quá trình phát triển lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt.

Đậm đà hương vị gà nướng mắc khén Điện Biên

Đậm đà hương vị gà nướng mắc khén Điện Biên

Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và lịch sử hào hùng, Điện Biên còn được lòng du khách bởi những món ngon đậm chất núi rừng, đặc biệt là món gà nướng mắc khén đậm đà khó quên của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Đặc sắc lễ Xên bản của đồng bào dân tộc Thái

Đặc sắc lễ Xên bản của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Ngày hội hoa ban”, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện lại lễ hội Xên bản (Xên mường) vô cùng độc đáo.

Thăm mường Chiềng Ngam

Thăm mường Chiềng Ngam

Từ hàng trăm năm về trước, người Thái đã định cư nên đất này và lập nên mường của mình ở Chiềng Ngam, nay thuộc xã Châu Tiến và một phần của Châu Bính huyện Quỳ Châu. Ngoài văn hóa lúa nước đặc sắc, người Thái ở Chiềng Ngam trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm và lưu giữ văn hóa nhà sàn, tục uống rượu cần và những nét văn hóa khác khiến du khách về với đất này vẫn có những ấn tượng tốt đẹp.

Hai cô giáo vượt khó bám bản nghèo vùng cao huyện Tương Dương

Hai cô giáo vượt khó bám bản nghèo vùng cao huyện Tương Dương

Na Ngân là một trong 9 bản của xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) thuộc diện khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 20 km. Điểm trường Mầm non Na Ngân (thuộc Trường Mầm non Nga My, xã Nga My) có 32 học sinh từ 1 đến 5 tuổi, là con em dân tộc Thái trong bản.

Ông Vi Văn Phúc với những hiện vật sưu tầm. Ảnh: Văn Tý – TTXVN

Ông Vi Văn Phúc miệt mài giữ hồn văn hóa dân tộc Thái

Từ nhiều năm qua, ngôi nhà sàn trưng bày gần 1.000 hiện vật của ông Vi Văn Phúc (78 tuổi, ở thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) trở thành điểm đến quen thuộc của những đoàn khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái. Những hiện vật đủ chủng loại, từ dụng cụ sản xuất, đồ sinh hoạt hằng ngày đến những nhạc cụ truyền thống, đồ thờ cúng, ma chay… được ông Phúc sưu tầm, trưng bày một cách bài bản đã biến ngôi nhà thành một “bảo tàng” thu nhỏ.

Nơi lưu truyền giá trị văn hóa vùng đất Mường Lò

Nơi lưu truyền giá trị văn hóa vùng đất Mường Lò

Tích cực truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn cho thế hệ trẻ và những người yêu thích văn hóa, Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Mường Lò.
Múa xòe của dân tộc Thái bừng nở trên vùng đất biên cương tỉnh Tây Ninh

Múa xòe của dân tộc Thái bừng nở trên vùng đất biên cương tỉnh Tây Ninh

Múa Xòe là điệu múa truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Tây Ninh, điệu múa Xòe Thái đã được bà con dân tộc Thái gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa khi di cư đến Tây Ninh lập nghiệp tại ấp Phước Trung, xã Long Phước, huyện Bến Cầu, từ sau năm 1975 đến nay.
Nữ ca sĩ Hà Thơm trong một lần biểu diễn. Ảnh: TTXVN phát

Hà Thơm - Nữ ca sỹ dân tộc Thái tài năng

Sở hữu giọng hát cao, trong trẻo, ngọt ngào, truyền cảm cùng với gương mặt rạng rỡ trên sân khấu, Hà Thơm là nữ ca sỹ dân tộc Thái tài năng của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La. Chị đã và đang khẳng định được bản thân trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, được nhiều khán giả yêu mến.
Lễ tế thần sông nước của người Thái ở Mường Lay (Điện Biên) mang đậm bản sắc văn hóa “Người Thái ăn theo nước”. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Thái ở Mường Lay, Điện Biên

Mường Lay (Điện Biên) là thị xã nhỏ nằm ở một vị trí rất đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước, bên lòng hồ thủy điện Sơn La và là nơi hợp lưu của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Thị xã Mường Lay được biết đến là trung tâm, cái nôi văn hóa của đồng bào Thái, ngành Thái trắng ở Tây Bắc với những di sản văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay.
Giữ gìn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ dân tộc ở Sơn La

Giữ gìn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ dân tộc ở Sơn La

Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cái nôi văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo; trong đó không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ, những vũ điệu dân gian như múa khèn của đồng bào Mông, múa xòe - múa sạp của đồng bào Thái...
Đặc sắc lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu

Hằng năm, vào thời điểm cuối thu và đầu đông, đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn du khách. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.
Tự hào khi xòe Thái được tôn vinh

Tự hào khi xòe Thái được tôn vinh

Xòe Thái là loại hình nghệ thuật đặc sắc trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ nói riêng và Tây Bắc nói chung. Vì vậy, khi “Nghệ thuật xòe Thái” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đồng bào Thái và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái càng thêm tự hào, phấn khởi, xác định sẽ cùng nhau gìn giữ, phát huy hơn nữa nghệ thuật xòe Thái trong đời sống đương đại.
Người dân bản Sư Lư, xã Na Son thu hoạch củ lạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Cây lạc giúp người dân tộc Thái ở xã vùng cao Na Son thoát nghèo

Đồng bào dân tộc Thái ở xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang trồng giống lạc đỏ theo hướng hàng hóa. So với trên cùng một đơn vị diện tích, cây lạc đỏ mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với các cây trồng khác, trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân Na Son xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.