Bên cạnh đó, Long An cũng phấn đấu trong năm 2019 có thêm 8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân đạt 16,07 tiêu chí/xã; có 37 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Theo ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, để đạt được mục tiêu này, các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Long An xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chỉ tiêu thi đua quan trọng của các cấp, ngành, tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất với trọng tâm là thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản…; tăng cường huy động nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn có những bước phát triển quan trọng; sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định.
Tại Long An, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt. Hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp...
Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 68/166 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,9% tổng số xã; số tiêu chí bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã; có 61 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí…Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tăng lên, đạt 45 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống mức 2,93%, hộ cận nghèo chiếm 3,70%./.
Thu hoạch thanh long tại Huyện Châu Thành (Long An). Ảnh: Bùi Giang - TTXVN |
Theo ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, để đạt được mục tiêu này, các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Long An xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chỉ tiêu thi đua quan trọng của các cấp, ngành, tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất với trọng tâm là thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản…; tăng cường huy động nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn có những bước phát triển quan trọng; sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định.
Tại Long An, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt. Hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp...
Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 68/166 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,9% tổng số xã; số tiêu chí bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã; có 61 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí…Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tăng lên, đạt 45 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống mức 2,93%, hộ cận nghèo chiếm 3,70%./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN