Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, tỉnh Thái Bình đang dồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tại tỉnh Hậu Giang, cây lúa đang là cây trồng chủ lực của tỉnh, với tổng diện tích gieo sạ hàng năm đạt hơn 200.000 ha/3 vụ, tổng sản lượng thu được cả năm đạt gần 1,3 triệu tấn. Địa phương này đã có sự quan tâm đưa cơ giới vào sản xuất lúa nhằm giảm chi phí, giải phóng sức lao động, tăng thu nhập cho người dân trồng lúa.
Ngày 27/9, tại Sơn La, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống, thiên tai và xây dựng nông thôn mới” với sự tham dự của hơn 500 đại biểu trong tỉnh.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (từ năm 2010), đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 91 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; trong đó, có 88 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 61,5%; 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng thành quả về mặt chất lượng xây dựng nông thôn mới, nhất là nâng cao chất lượng thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần tích cực tạo diện mạo mới cho các vùng nông thôn nước ta. Đặc biệt, nhiều vùng nông thôn đã có cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là ở các làng nghề truyền thống trên khắp đất nước. Khi phát triển du lịch, các khu vực nông thôn sẽ có thêm nguồn lực tiếp tục thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới nhanh, bền vững hơn, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa gốc của nông thôn.
Theo UBND tỉnh Long An, năm 2019, tỉnh phấn đấu có hai địa phương cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới là huyện Châu Thành và thành phố Tân An; trong đó, huyện Châu Thành phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Theo Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm nay, tổng các nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh dự kiến khoảng hơn 11.000 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư trực tiếp của chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 243, vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác là 871 tỷ đồng, vốn đầu tư của doanh nghiệp và cộng đồng đóng góp là 204 tỷ đồng và vốn tín dụng 9.850 tỷ đồng.
Ngày 10/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 và sơ kết 4 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, 2 năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.