Ông Lưu Minh Thủy, Giám đốc Công ty Sơn Thủy Hà, huyện Đức Hòa, Long An cho biết: Hiện nay, lượng bò nhập khẩu hàng năm qua đường chính ngạch và tiểu ngạch xấp xỉ 1 triệu con, thị trường trong nước đối với ngành chăn nuôi bò thịt còn rất lớn.
Tuy nhiên, người chăn nuôi trong nước chủ yếu nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sử dụng giống chất lượng thấp, chăn nuôi không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, thức ăn chủ yếu là chất xơ, thiếu dinh dưỡng… dẫn đến chất lượng bò thịt, bò sữa chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Do đó, muốn chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao, nông dân cần thay đổi phương thức chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn bò để đáp ứng nhu cầu thị trường và tập trung lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã mới dễ dàng tạo mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cũng bày tỏ: Người chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi bò thịt, bò sữa nhất là về nguồn vốn, con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, đầu ra sản phẩm…
Ông Phan Văn Kẻn, người chăn nuôi ở huyện Đức Hòa chia sẻ: Để đầu tư chăn nuôi bò một cách bài bản, đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi mong muốn nhận được nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chuồng trại, mua con giống chất lượng cao; được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Theo ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, người chăn nuôi cần liên kết lại vào các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức sản xuất phù hợp, từ đó dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn vay, thức ăn và con giống đảm bảo, được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, dễ dàng ký kết tiêu thụ với các doanh nghiệp để ổn định đầu ra.
Ngoài ra, các sở ngành, địa phương cần chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho người chăn nuôi; thông tin tuyên truyền về các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả; hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAHP…
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Long An hiện có đàn bò thịt trên 117.000 con, bò sữa gần 16.000 con. Long An phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đức Hòa và Đức Huệ với tổng đàn tăng trên 5.000 con.
Đáng lưu ý, hai huyện này sẽ thành lập ít nhất 10 tổ hợp tác và hợp tác xã với hơn 300 hộ dân chăn nuôi bò thịt theo mô hình ứng dụng công nghệ cao; 10 tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP và 6 cơ sở giết mổ bò được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm./.
Đại diện các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiêu thụ thị bò, sữa bò. Ảnh: Bùi Giang - TTXVN |
Tuy nhiên, người chăn nuôi trong nước chủ yếu nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sử dụng giống chất lượng thấp, chăn nuôi không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, thức ăn chủ yếu là chất xơ, thiếu dinh dưỡng… dẫn đến chất lượng bò thịt, bò sữa chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Do đó, muốn chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao, nông dân cần thay đổi phương thức chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn bò để đáp ứng nhu cầu thị trường và tập trung lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã mới dễ dàng tạo mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cũng bày tỏ: Người chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi bò thịt, bò sữa nhất là về nguồn vốn, con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, đầu ra sản phẩm…
Ông Phan Văn Kẻn, người chăn nuôi ở huyện Đức Hòa chia sẻ: Để đầu tư chăn nuôi bò một cách bài bản, đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi mong muốn nhận được nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chuồng trại, mua con giống chất lượng cao; được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Theo ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, người chăn nuôi cần liên kết lại vào các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức sản xuất phù hợp, từ đó dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn vay, thức ăn và con giống đảm bảo, được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, dễ dàng ký kết tiêu thụ với các doanh nghiệp để ổn định đầu ra.
Ngoài ra, các sở ngành, địa phương cần chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho người chăn nuôi; thông tin tuyên truyền về các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả; hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAHP…
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Long An hiện có đàn bò thịt trên 117.000 con, bò sữa gần 16.000 con. Long An phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đức Hòa và Đức Huệ với tổng đàn tăng trên 5.000 con.
Đáng lưu ý, hai huyện này sẽ thành lập ít nhất 10 tổ hợp tác và hợp tác xã với hơn 300 hộ dân chăn nuôi bò thịt theo mô hình ứng dụng công nghệ cao; 10 tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP và 6 cơ sở giết mổ bò được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN