Cụ thể, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Long An khuyến cáo, người nuôi chọn mua tôm giống ở những cơ sở uy tín, tôm đạt chất lượng đã được xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm đã qua kiểm dịch tại địa phương trước khi thả nuôi. Đối với những ao đang nuôi, không nên cấp nước trực tiếp vào ao, phải qua ao lắng đã xử lý mới cấp vào ao nuôi; đồng thời, duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,5m.
Trường hợp khi phát hiện tôm bệnh, người dân báo ngay đến cán bộ thú y xã hoặc trạm Chăn nuôi và Thú y để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, thông tin cho những hộ nuôi xung quanh biết để tránh lây lan dịch bệnh. Không vứt xác tôm chết bừa bãi, không xả thải nước và bùn đáy ao ra kênh rạch tự nhiên khi chưa xử lý.
Đối với trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, người nuôi vẫn giữ nguyên mực nước trong ao, dùng lưới điện thu hoạch hết tôm trước khi dùng hóa chất xử lý tiêu diệt cua còng, ghẹ tép trong ao nuôi (thuốc chuyên dùng cho thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành).
Sau 15 ngày xử lý, khi thuốc đã phân hủy hết mới được xả thải ra môi trường chung quanh. Đặc biệt, người nuôi cần cải tạo ao đầm thật kỹ; ao bệnh phải cải tạo trên 35 ngày mới được thả nuôi lại, thời gian nuôi các vụ phải cách ly....
Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong toàn tỉnh Long An được hơn 3.200 ha. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại không thu hoạch được hơn 120 ha. Cần Giuộc là huyện có diện tích thiệt hại nhiều nhất khoảng 50 ha. Phần lớn, tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, đốm đen,…; bệnh tập trung nhiều ở giai đoạn từ 20 đến 45 ngày tuổi./.
Người nuôi thường xuyên chăm sóc, kiểm tra tôm. Ảnh: Báo Long An online |
Trường hợp khi phát hiện tôm bệnh, người dân báo ngay đến cán bộ thú y xã hoặc trạm Chăn nuôi và Thú y để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, thông tin cho những hộ nuôi xung quanh biết để tránh lây lan dịch bệnh. Không vứt xác tôm chết bừa bãi, không xả thải nước và bùn đáy ao ra kênh rạch tự nhiên khi chưa xử lý.
Đối với trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, người nuôi vẫn giữ nguyên mực nước trong ao, dùng lưới điện thu hoạch hết tôm trước khi dùng hóa chất xử lý tiêu diệt cua còng, ghẹ tép trong ao nuôi (thuốc chuyên dùng cho thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành).
Sau 15 ngày xử lý, khi thuốc đã phân hủy hết mới được xả thải ra môi trường chung quanh. Đặc biệt, người nuôi cần cải tạo ao đầm thật kỹ; ao bệnh phải cải tạo trên 35 ngày mới được thả nuôi lại, thời gian nuôi các vụ phải cách ly....
Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong toàn tỉnh Long An được hơn 3.200 ha. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại không thu hoạch được hơn 120 ha. Cần Giuộc là huyện có diện tích thiệt hại nhiều nhất khoảng 50 ha. Phần lớn, tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, đốm đen,…; bệnh tập trung nhiều ở giai đoạn từ 20 đến 45 ngày tuổi./.
Thanh Bình