Mục tiêu của Châu Thành đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Hiện Châu Thành đã xác định xong vị trí, ranh giới vùng sản xuất với hơn 5.300 hộ trong 12 xã thị trấn tham gia. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến giúp nông dân giảm được chi phí tưới nước, bón phân, thuận lợi trong việc quản lý dịch bệnh… làm tăng lợi nhuận cao hơn so với không ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Ông Nguyễn Thành Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho hay, thực hiện chương trình thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp theo đề án phát triển 2.000 ha, ngành nông nghiệp tỉnh Long An hiện đang tập trung chỉ đạo ngành triển khai tập huấn nâng cao nhận thức. Đồng thời, thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của người nông dân để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng VietGAP, hữu cơ. Qua đó, góp phần tăng thu nhập của người dân nông thôn trên 50 triệu đồng/người/năm, gần bằng với mức thu nhập của người dân khu vực thành thị.
Hiện tại, trái thanh long trồng trên đất Châu Thành có ứng dụng công nghệ cao được xuất khẩu được hơn 39 quốc gia và vùng lãnh thổ. Huyện Châu Thành hiện có hơn 8.000 ha thanh long, chiếm hơn 80% diện tích trồng thanh long toàn tỉnh; trong đó, có hơn 2.500 ha thanh long ruột trắng, gần 5.500 ha ruột đỏ, diện tích thanh long cho trái gần 7.000 ha với tổng sản lượng thanh long đạt gần 280.000 tấn/năm./.
Nông dân Long An hướng đến sản xuất thanh long theo hướng hiệu quả, bền vững. Nguồn: Báo Long An online |
Hiện Châu Thành đã xác định xong vị trí, ranh giới vùng sản xuất với hơn 5.300 hộ trong 12 xã thị trấn tham gia. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến giúp nông dân giảm được chi phí tưới nước, bón phân, thuận lợi trong việc quản lý dịch bệnh… làm tăng lợi nhuận cao hơn so với không ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Ông Nguyễn Thành Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho hay, thực hiện chương trình thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp theo đề án phát triển 2.000 ha, ngành nông nghiệp tỉnh Long An hiện đang tập trung chỉ đạo ngành triển khai tập huấn nâng cao nhận thức. Đồng thời, thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của người nông dân để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng VietGAP, hữu cơ. Qua đó, góp phần tăng thu nhập của người dân nông thôn trên 50 triệu đồng/người/năm, gần bằng với mức thu nhập của người dân khu vực thành thị.
Hiện tại, trái thanh long trồng trên đất Châu Thành có ứng dụng công nghệ cao được xuất khẩu được hơn 39 quốc gia và vùng lãnh thổ. Huyện Châu Thành hiện có hơn 8.000 ha thanh long, chiếm hơn 80% diện tích trồng thanh long toàn tỉnh; trong đó, có hơn 2.500 ha thanh long ruột trắng, gần 5.500 ha ruột đỏ, diện tích thanh long cho trái gần 7.000 ha với tổng sản lượng thanh long đạt gần 280.000 tấn/năm./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN