Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững. Cùng với việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bình Thuận tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
Chiều 9/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về việc xây dựng và thực hiện đề án Đầu tư phát triển chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển sâu rộng và từng bước nâng cao về số lượng lẫn chất lượng. Với sự năng động, sáng tạo, tính hiệu quả cao trong ứng dụng, nông dân Sóc Trăng đã tích cực chung tay cùng chính quyền các cấp đưa phong trào thi đua sản xuất an tỏa mạnh mẽ, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong sản xuất và trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chứng tỏ được bản lĩnh của những nông dân trong thời kỳ hội nhập.
Ông Nguyễn Văn Thình, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết, thời gian qua, huyện thực hiện nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất thanh long. Kết quả đến nay, toàn huyện có gần 1.500 ha/8.200 ha thanh long đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất với 2.275 hộ tham gia.
Từ một vùng đất đồi hoang hóa, chỉ trồng được cây bạch đàn, ông Nguyễn Đình Long ở xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn đưa cây thanh long đỏ về trồng thử nghiệm. Đất đã không phụ công người, giờ đây vùng đất đồi khô cằn, sỏi đá đã đó thành một vùng chuyên canh thanh long ruột đỏ cho thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm, đã mang lại no ấm cho nhiều hộ gia đình nơi đây.