Lợn quay xứ Lạng

Lợn quay là món ăn truyền thống và mang nhiều nét đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn. Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng coi lợn quay là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới. Khi đến nhà gái đón dâu, nhà trai phải có thịt lợn quay bọc trong lá chuối để làm lễ gia tiên.

2-lon quay xu Lang-anh tuan.jpg
Thịt lợn quay Lạng Sơn ngon bởi nhiều gia vị, trong đó thứ gia vị chính để tạo hương vị riêng biệt là lá mác mật. Ảnh: Anh Tuấn

Để có món lợn quay thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn. Từ chọn lợn có lông mượt, dày, dài, trọng lượng từ 25 - 40 kg đến chế biến và tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu tẩm ướp chính gồm: lá mắc mật tươi, quả mắc mật, đậu phụ nhự và tàu choong. Đây là một loại tương đậu nành làm theo công thức của người Tày. Ngay cả mật ong để đánh màu cũng phải là loại tốt, nếu không con lợn không thể lên màu đều và đẹp. Lợn quay xứ Lạng được quay nguyên con, có màu vàng rộm. Khi ăn sẽ cảm thấy được vị ngọt của thịt, giòn của da lợn, đặc biệt là mùi thơm không lẫn vào đâu được của quả và lá mác mật.

vna_potal_du_lich_viet_nam_xay_dung_san_pham_du_lich_food_tour_lang_son_7524474.jpg
Những nguyên liệu tạo nên món lợn quay đặc sản Lạng Sơn tại cơ sở chế biến lợn quay Thanh Nhài. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
1-lon quay xu Lang-anh tuan.jpg
Người Lạng Sơn chặt lợn quay theo chiều ngang chứ không xẻ dọc như những nơi khác. Ảnh: Anh Tuấn
4-lon quay xu Lang-anh tuan.jpg
Cơ sở chế biến lợn quay Thanh Nhài - cơ sở chế biến lợn quay nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn

Lợn quay xứ Lạng giờ đây không chỉ là đặc sản của những dịp như: đám cưới, ma chay, lễ hội mà đã trở thành món ăn phổ biến trong đời sống, thu hút thực khách trên mọi miền đất nước.

Anh Tuấn

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm