Lễ Okphansa – nét đẹp văn hóa đặc sắc của Lào

Lễ Okphansa – nét đẹp văn hóa đặc sắc của Lào
Các phật tử đang thực hiện nghi thức Xaybath để dâng đồ lễ cho các nhà sư và cho những người đã khuất tại 1 ngôi chùa ở thủ đô Viêng Chăn vào sáng 13/10. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN
Các phật tử đang thực hiện nghi thức Xaybath để dâng đồ lễ cho các nhà sư và cho những người đã khuất tại 1 ngôi chùa ở thủ đô Viêng Chăn vào sáng 13/10. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN 

Bắt đầu vào ngày 15/8 hằng năm theo Phật lịch, trong 3 tháng mùa chay, các nhà sư không được ra khỏi chùa và phải chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp trong khi các phật tử chuyên tâm làm việc thiện, không cất nhà, không cưới hỏi, không lập công ty và hạn chế hoặc thậm chí tạm bỏ uống rượu, hút thuốc,... Sau ngày Okphansa, các tăng ni có thể ra khỏi chùa để dạy giáo lý ở chỗ khác, chùa khác hoặc đi cúng bái ở bất cứ đâu mà không bị giới hạn, còn phật tử có thể dựng vợ gả, chồng, xây nhà và lập cơ sở kinh doanh tùy ý.

Trước lễ Okphansa một ngày, phật tử trên cả nước Lào đã chuẩn bị những đồ lễ như hoa, nến, đèn, bánh, kẹo, cơm, xôi, quả và tiền lẻ… để dâng lễ Phật vào ngày chính lễ (15/11 Phật lịch).
 
Một thiếu nữ Lào trong trang phục truyền thống đang xếp hàng chờ tới lượt vào thực hiện nghi thức Xaybath (Cúng dường) ở chùa Sisaketh, một ngôi chùa lớn ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN
Một thiếu nữ Lào trong trang phục truyền thống đang xếp hàng chờ tới lượt vào thực hiện nghi thức Xaybath (Cúng dường) ở chùa Sisaketh, một ngôi chùa lớn ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN

Trong Bun Okphansa, từ sáng đến tối sẽ diễn ra hàng loạt nghi thức tôn giáo đánh dấu sự kết thúc của 3 tháng Mùa chay như nghi lễ Xày Bạt (Cúng dường) để dâng đồ lễ cho các nhà sư và cho những người đã khuất vào sáng sớm; nghi lễ Okphansa chính thức vào buổi chiều, đây là lúc để các sư thầy và phật tử tập trung ở chùa để tổng kết lại nhưng điều đã làm trong ba tháng lễ, những gì tốt thì phát huy, những gì chưa tốt thì phải sửa đổi; vào buổi tối sẽ là lễ Viêng Thiềng, tức là lễ rước nến đi quanh chùa đủ ba vòng, theo đó vòng thứ nhất là để tưởng nhớ công ơn của Đức Phật, vòng thứ hai là để tưởng nhớ về những lời răn dạy của Đức Phật và vòng thứ ba là để ca ngợi công đức vô lượng của Đức Phật; nghi lễ cuối cùng trong ngày sẽ diễn ra vào lúc tối muộn đến trước 12 giờ đêm, là nghi lễ  Lay Heurphay (Lày Hưa Phay), hay còn gọi là Thả thuyền lửa xuống sông Mekong, đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là các nam thanh, nữ tú gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai. Đây cũng là nghi lễ cuối cùng của lễ Ọc Phăn Xả, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng dùi mài kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa.
 
Tồn tại hằng nghìn năm cùng với sự ra đời của đạo Phật, những lợi ích đem lại từ ba tháng kiêng khem, hướng thiện và học giáo lý nhà Phật… không chỉ là sức hút giúp duy trì phong tục trên từ đời này sang đời khác, mà còn khiến ngày càng có nhiều người dân Lào hưởng ứng và làm theo.
 
  Phạm Kiên – Thu Phương
TTXVN

Có thể bạn quan tâm