Lần đầu tiên phát hiện các phân tử nước trên bề mặt tiểu hành tinh

Dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn hồng ngoại của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy sự hiện diện các phân tử nước trên bề mặt 2 tiểu hành tinh khác nhau. Đây là lần đầu tiên các phân tử nước được phát hiện trên bề mặt của các tiểu hành tinh, chứng tỏ những tàn tích của quá trình hình thành hệ Mặt Trời không chỉ là những tảng đá vũ trụ khô cằn mà có cả phân tử nước.

viewimage.jpeg
Phân tử nước trên bề mặt tiểu hành tinh. Ảnh: NASA.

Theo một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học tin rằng khi các tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất có thể đã giúp đưa nước và các nguyên tố khác đến hành tinh của chúng ta từ thời kỳ đầu mới hình thành. Việc phát hiện những bằng chứng sự tồn tại của nước trên các tiểu hành tinh càng củng cố cho lý thuyết này.

Những dữ liệu trên được thu thập từ thiết bị trên kính thiên văn SOFIA của Đài quan sát thiên văn hồng ngoại (hiện đã ngừng hoạt động). SOFIA được đặt trên một chiếc máy bay Boeing 747SP được cải biến để bay qua tầng bình lưu phía trên cùng của bầu khí quyển của Trái Đất vốn là tầng ngăn ánh sáng hồng ngoại. Nhờ camera hồng ngoại vật thể mờ đi kèm kính thiên văn SOFIA, hay dụng cụ FORCAST, các nhà thiên văn phát hiện các phân tử nước trên các tiểu hành tinh Iris và Massalia. Đây là 2 tiểu hành tinh trên vành đai tiểu hành tinh lớn giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc. Cả hai đều cách Mặt trời 223,1 triệu dặm (357 triệu km).

Những phát hiện mới được đăng trên tạp chí The Planetary Science Journal (Tạp chí khoa học hành tinh) ngày 19/2. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Anicia Arredondo, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio cho biết các nhà thiên văn học nghĩ đến việc sử dụng SOFIA để nghiên cứu các tiểu hành tinh sau khi phát hiện bằng chứng của nước trên Mặt Trăng nhờ sử dụng kính thiên văn này. Theo đó, năm 2020, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện dấu hiệu của phân tử nước ở một trong những hố lớn nhất trên bán cầu Nam của Mặt Trăng.

Tiến sĩ Arredondo cho biết trước đó, các dấu vết của nước cũng đã được phát hiện trên 2 tiểu hành tinh này khi đồng tác giả nghiên cứu là Tiến sĩ Maggie McAdam, nhà khoa học nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Mountain View, California sử dụng một kính thiên văn khác. Tiến sĩ Arredondo nhấn mạnh các kết quả quan sát mới bằng SOFIA càng cho thấy những dấu vết mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện trước đó chính là nước. Theo đó, lượng nước nhóm nghiên cứu phát hiện xấp xỉ lượng nước của một chai nước 372g, lưu trong 1m3 đất, cũng tương đương với lượng nước phát hiện trên Mặt Trăng nhờ kính SOFIA. Tiến sĩ Arredondo cho biết giống như nước được tìm thấy trên Mặt Trăng, nước trên các tiểu hành tinh cũng có thể là khoáng vật được hấp thu vào silicate và bị giữ lại hoặc hòa tan trong thủy tinh.

Các tiểu hành tinh là những tàn tích có từ khi các hành tinh hình thành trong hệ Mặt Trời. Nghiên cứu thành phần của các tiểu hành tinh có thể cung cấp cho các nhà thiên văn thêm hiểu biết về nơi hình thành tiểu hành tinh trong vũ trụ. Việc phát hiện ra nước trên các tiểu hành tinh Iris và Massalia được tin là sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về lịch sử của các tiểu hành tinh này, cho thấy các tiểu hành tinh đã hình thành ở 1 nơi đủ xa Mặt Trời để nước không bị bốc hơi hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Cũng có thể vỗ tai và phun nước bằng vòi, nhưng đây lại là một chú voi robot có kích thước giống voi thật. Việc chế tạo ra voi robot này nhằm thay thế những con voi đang có nguy cơ tuyệt chủng đang đảm nhiệm những công việc khác nhau trong những hoạt động nghi lễ do các ngôi đền thờ của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ tổ chức.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Việc giảm thiểu lượng khí thải carbon luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không. Trong số các giải pháp được đầu tư mạnh mẽ hiện nay có nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF). SAF được sản xuất từ sinh khối, khí tự nhiên, dầu hydro hóa, than đá và mỡ động vật. Theo thỏa thuận chung giữa Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, SAF phải chiếm ít nhất 2% tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong vận tải hàng không vào năm 2025 và sẽ tăng lên 6% vào năm 2030.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Các quốc gia trên thế giới tưng bừng đón Năm mới 2025 với ước vọng về một nền hoà bình bền vững, hạnh phúc và thịnh vượng đến với muôn nhà.

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Điện tử thuộc Đại học Tây An (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá trong phát triển công nghệ truyền và định vị năng lượng không dây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Một nhóm nhà khảo cổ học đã khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc. Thông tin về phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Annales Zoologici Fennici.

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Một nghiên cứu mới của Viện Khoa học Weizmann (WIS) Israel cho thấy trong một số trường hợp, đàn kiến có khả năng vượt trội hơn con người khi thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm, chẳng hạn như điều hướng thử thách mê cung.

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Lấy cảm hứng từ chuyển động nhanh nhẹn và khéo léo của vòi voi và xúc tu bạch tuộc, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một cánh tay robot có thể đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng cần sự linh hoạt và mềm mại với chi phí sản xuất thấp.

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Một hiện tượng lạ đã được ghi nhận tại Công viên Khu vực Briones, California - những con sóc mặt đất vốn chủ yếu ăn hạt nay đã trở thành những "thợ săn" thực thụ, săn đuổi và ăn thịt chuột đồng một cách táo bạo.

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Một quả nấm truffle đen khổng lồ nặng 1,71 kg vừa được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Đây là quả nấm đen nặng nhất được tìm thấy tại tỉnh được mệnh danh là "vương quốc nấm hoang dã" này.

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu mới đây, đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho biết đã tìm thấy bằng chứng về một loại men gạo có niên đại khoảng 10.000 năm trước tại một địa điểm văn hóa ở Trung Quốc, qua đó cho thấy nguồn gốc thuần hóa cây lúa và cách thức người xưa ở châu Á đã tạo ra men rượu gạo như thế nào.

Tim người có "bộ não" riêng

Tim người có "bộ não" riêng

Theo nghiên cứu mới từ Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Columbia (Hoa Kỳ), tim người có một "bộ não thu nhỏ" - một hệ thần kinh riêng điều khiển nhịp đập. Phát hiện này mở ra triển vọng điều trị mới cho các bệnh về tim.