Bài 1: Xây dựng vị thế
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có lực lượng kinh tế tư nhân lớn nhất cả nước với hơn 300.000 doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm gần đây.
Nỗ lực phát triển doanh nghiệp
Xác định kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như kích cầu đầu tư, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của doanh nghiệp tư nhân. Các sở, ngành cũng tích cực cải cách thủ tục hành chính, triển khai các chương trình đồng hành, hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường.
Ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp của thành phố, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Cụ thể, Cục Thuế thành phố đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng qua mạng... nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn vận động các đơn vị liên kết hỗ trợ miễn phí các phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kê khai thuế để cắt giảm tối đa các chi phí phát sinh và rủi ro cho doanh nghiệp mới thành lập.
Không chỉ thuế, Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực vào cuộc bằng việc triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kiểm soát hàng hóa theo cơ chế phân luồng và cam kết cắt giảm 50% thời gian thông quan trong thời gian sớm nhất. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương thành phố cũng thực hiện cơ chế một cửa và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, kinh doanh…
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những nỗ lực của thành phố trong việc cải cách thủ tục hành chính, cùng với các chính sách kích cầu đầu tư, đào tạo nhân lực đã có tác dụng nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý như thuế, hải quan, tài nguyên môi trường cũng được cải thiện đáng kể. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp hiện hữu phát triển mà còn kích thích phong trào khởi nghiệp của thành phố phát triển mạnh mẽ.
Tới thời điểm hiện tại, khối kinh tế tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng được vị thế của mình và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của thành phố. Mức độ đóng góp vốn đầu tư toàn xã hội của khối kinh tế tư nhân trong những năm gần đây đều đạt hơn 10%/năm và hiện nay đã chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư của toàn thành phố.
Riêng năm 2017, thành phố có 40.800 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 594.500 tỷ đồng, tính chung cả vốn đăng ký mới và bổ sung, khối tư nhân đã đầu tư gần 900.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2016.
Vẫn còn nhiều thách thức
Mặc dù có sự phát triển cả về mặt số lượng doanh nghiệp và số vốn đầu tư, song tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vẫn chưa thể tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh như kỳ vọng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh về số lượng nhưng chưa xây dựng được nội lực lớn mạnh. Ngay cả các doanh nghiệp sản xuất cũng đang duy trì phương thức gia công mà chưa thể tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng nên hiệu quả lợi nhuận không cao.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Công ty Tường Văn cho rằng, khối tư nhân phát triển nhiều về số lượng doanh nghiệp nhưng ít đầu tư vào sản xuất và chưa đóng góp được nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế chung là do xuất phát điểm thấp về tiềm lực tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp. Bởi muốn sản xuất, doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu và phải có nhân công vận hành. Không chỉ vậy, việc điều hành một doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản trị và chiến lược tốt.
Theo ông Minh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chủ yếu định hướng phát triển dựa theo quy mô thị trường, nhắm vào đơn số bán hàng mà chưa định được giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận mà sản phẩm đó mang lại. Các doanh nghiệp chỉ tính được dòng tiền ra mà chưa đánh giá được hiệu quả thu lại, nguồn vốn ít ỏi vì thế bị vơi dần. Nói cách khác, các doanh nghiệp đang phải “ngụp lặn” trong việc làm thế nào để có thể tồn tại mà chưa có khả năng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.
Bên cạnh vấn đề nội lực của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng các chính sách phát triển doanh nghiệp hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Trong khi các thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng đơn giản thì điều kiện để tiếp cận các nguồn lực như vốn, công nghệ, thị trường mua sắm công lại rất khó khăn.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Food cho rằng, doanh nghiệp tư nhân hiện vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước. Nghịch lý nằm ở chỗ các doanh nghiệp cần vay vốn tín chấp thì lại phải có tài sản thế chấp. Mặc dù chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương đều xác định đầu tư phát triển khoa học công nghệ là một trong những ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp tư nhân chưa được hưởng bất cứ một ưu đãi nào cụ thể.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Thanh Lâm, việc thực thi pháp luật hiện nay cũng chưa có sự nhất quán, cùng một nội dung nhưng mỗi cơ quan quản lý, thậm chí từng cá nhân trong cùng cơ quan lại hiểu và vận dụng khác nhau. Điển hình như hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, cùng một sản phẩm nhưng lần trước gặp cán bộ này thì được duyệt nhưng lần sau gặp cán bộ khác lại không đạt yêu cầu; cùng một sản phẩm nhưng lúc thì được xác định là thực phẩm chế biến thông thường, lúc lại là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khiến doanh nghiệp vừa tốn kém về thời gian, chi phí vừa bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh...
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có lực lượng kinh tế tư nhân lớn nhất cả nước với hơn 300.000 doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm gần đây.
Nỗ lực phát triển doanh nghiệp
Xác định kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như kích cầu đầu tư, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của doanh nghiệp tư nhân. Các sở, ngành cũng tích cực cải cách thủ tục hành chính, triển khai các chương trình đồng hành, hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường.
Hệ thống máy kiểm tra chất lượng ốc vít tại nhà máy Công ty cổ phần sản xuất thương mại Vĩ Nam Việt (Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh). Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp của thành phố, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Cụ thể, Cục Thuế thành phố đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng qua mạng... nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn vận động các đơn vị liên kết hỗ trợ miễn phí các phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kê khai thuế để cắt giảm tối đa các chi phí phát sinh và rủi ro cho doanh nghiệp mới thành lập.
Không chỉ thuế, Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực vào cuộc bằng việc triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kiểm soát hàng hóa theo cơ chế phân luồng và cam kết cắt giảm 50% thời gian thông quan trong thời gian sớm nhất. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương thành phố cũng thực hiện cơ chế một cửa và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, kinh doanh…
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những nỗ lực của thành phố trong việc cải cách thủ tục hành chính, cùng với các chính sách kích cầu đầu tư, đào tạo nhân lực đã có tác dụng nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý như thuế, hải quan, tài nguyên môi trường cũng được cải thiện đáng kể. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp hiện hữu phát triển mà còn kích thích phong trào khởi nghiệp của thành phố phát triển mạnh mẽ.
Tới thời điểm hiện tại, khối kinh tế tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng được vị thế của mình và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của thành phố. Mức độ đóng góp vốn đầu tư toàn xã hội của khối kinh tế tư nhân trong những năm gần đây đều đạt hơn 10%/năm và hiện nay đã chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư của toàn thành phố.
Riêng năm 2017, thành phố có 40.800 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 594.500 tỷ đồng, tính chung cả vốn đăng ký mới và bổ sung, khối tư nhân đã đầu tư gần 900.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2016.
Vẫn còn nhiều thách thức
Mặc dù có sự phát triển cả về mặt số lượng doanh nghiệp và số vốn đầu tư, song tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vẫn chưa thể tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh như kỳ vọng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh về số lượng nhưng chưa xây dựng được nội lực lớn mạnh. Ngay cả các doanh nghiệp sản xuất cũng đang duy trì phương thức gia công mà chưa thể tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng nên hiệu quả lợi nhuận không cao.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Công ty Tường Văn cho rằng, khối tư nhân phát triển nhiều về số lượng doanh nghiệp nhưng ít đầu tư vào sản xuất và chưa đóng góp được nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế chung là do xuất phát điểm thấp về tiềm lực tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp. Bởi muốn sản xuất, doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu và phải có nhân công vận hành. Không chỉ vậy, việc điều hành một doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản trị và chiến lược tốt.
Theo ông Minh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chủ yếu định hướng phát triển dựa theo quy mô thị trường, nhắm vào đơn số bán hàng mà chưa định được giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận mà sản phẩm đó mang lại. Các doanh nghiệp chỉ tính được dòng tiền ra mà chưa đánh giá được hiệu quả thu lại, nguồn vốn ít ỏi vì thế bị vơi dần. Nói cách khác, các doanh nghiệp đang phải “ngụp lặn” trong việc làm thế nào để có thể tồn tại mà chưa có khả năng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.
Bên cạnh vấn đề nội lực của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng các chính sách phát triển doanh nghiệp hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Trong khi các thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng đơn giản thì điều kiện để tiếp cận các nguồn lực như vốn, công nghệ, thị trường mua sắm công lại rất khó khăn.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Food cho rằng, doanh nghiệp tư nhân hiện vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước. Nghịch lý nằm ở chỗ các doanh nghiệp cần vay vốn tín chấp thì lại phải có tài sản thế chấp. Mặc dù chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương đều xác định đầu tư phát triển khoa học công nghệ là một trong những ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp tư nhân chưa được hưởng bất cứ một ưu đãi nào cụ thể.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Thanh Lâm, việc thực thi pháp luật hiện nay cũng chưa có sự nhất quán, cùng một nội dung nhưng mỗi cơ quan quản lý, thậm chí từng cá nhân trong cùng cơ quan lại hiểu và vận dụng khác nhau. Điển hình như hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, cùng một sản phẩm nhưng lần trước gặp cán bộ này thì được duyệt nhưng lần sau gặp cán bộ khác lại không đạt yêu cầu; cùng một sản phẩm nhưng lúc thì được xác định là thực phẩm chế biến thông thường, lúc lại là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khiến doanh nghiệp vừa tốn kém về thời gian, chi phí vừa bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh...
Xuân Anh
Bài 2: Tạo đà để bứt phá
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN